Các bậc phụ huynh có con nhỏ khi trẻ bị sốt thường rất lo lắng và tìm đủ mọi cách có thể để trẻ hạ sốt như đắp khăn ướt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt… Nhưng theo nhiều chuyên gia về y tế sốt đôi khi lại là tình trạng tốt cho sức khỏe của trẻ, đó là cách cơ thể trẻ phản ứng tự vệ với nhiễm trùng.
Vậy chăm sóc khi trẻ bị sốt thế nào là đúng cách, trẻ bị sốt thế nào là bình thường và khi nào thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện?
Trẻ bị sốt khi nào
Hiện tượng trẻ sốt có nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37,5 độ, sốt cao là từ 39 độ
Nguyên nhân trẻ bị sốt cao thường là do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Nếu các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là do nhiễm virus thông thường trẻ sẽ hết sốt và sức khỏe trở lại bình thường sau một vài ngày.
Phải làm gì khi trẻ bị sốt
- Xác định nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt độ thủy ngân hoặc điện tử, không nên dùng tay hoặc cảm nhận cá nhân để xác định mức độ sốt của trẻ. Cặp nhiệt độ thường được cặp vào miệng, nách hoặc trán của trẻ. Ưu tiên dùng nhiệt độ điện tử để phòng tránh trường tai nạn do trẻ cắn phải.
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng tránh nơi gió lùa, không mặc nhiều quần áo cho trẻ để phòng trường hợp trẻ toát mồ hôi, ngấm vào cơ thể gây viêm phổi.
- Cho trẻ uống oresol bù lượng nước đã mất do sốt cao.
- Bổ sung vitamin đường uống để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Làm mát cơ thể cho trẻ bằng nước ấm khoảng 37 độ, không đắp khăn lạnh sẽ khiến trẻ giật mình.
- Khi trẻ sốt cao từ 38,50C trở lên cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định hạ sốt cho trẻ là Paracetamol vì nó tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ. Khoảng cách giữa hai lần uống là từ 4-6 tiếng. Tuy thuốc tương đối an toàn nhưng cha mẹ không nên lạm dụng vì thuốc có thể ảnh hưởng tới gan của trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao cha mẹ chườm ở nách, bẹn, trán cho trẻ liên tục để kéo dài thời gian uống thuốc.
Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện
Các trường hợp sốt nhẹ và sốt thông thường các bậc phụ huynh có thể theo dõi và tự chăm sóc trẻ ở nhà nhưng nếu trẻ có các biểu hiện sau đây cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ khám và theo dõi:
- Trẻ sốt cao hơn 40 độ, co giật
- Trẻ dưới hai tháng tuổi bị sốt
- Trẻ ngủ li bì mê man và khó đánh thức
- Trẻ khóc nhiều và khó dỗ
- Xuất hiện phát ban trên da
- Nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu
- Sốt cao trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân và không thể hạ nhiệt
- Sốt kéo dài trên 72 giờ đồng hồ.
Lời kết
Khi trẻ bị sốt các bậc cha mẹ cần bình tĩnh kiểm tra các dấu hiệu xem trẻ bị sốt thông thường hay có dấu hiệu nguy hiểm. Nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám bệnh và đưa ra những quyết định đúng đắn. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu về các bệnh dịch hiện có để làm căn cứ xác định bệnh cho trẻ cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức để chăm sóc và nuôi con khỏe mạnh.
Xem thêm: Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt