Nhiều phụ huynh đang tìm hiểu các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả nhất hiện nay. Loại bệnh này gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ và có khả năng để lại biến chứng cao. Trong khi đó, đang có nhiều người không biết cách chăm sóc bé khiến cho bệnh trở trên trầm trọng hơn. Để giúp phụ huynh giải quyết nỗi lo này, mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Khác với người lớn, cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần thật cẩn thận. Nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn toàn phát, các nốt phỏng nước đã mọc trong khoang miệng và chân tay bé. Nếu không chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh sẽ phát triển nặng.
Thêm vào đó, việc dùng thuốc tây trong thời gian dài sẽ làm cơ thể trẻ gặp phải một số tác dụng phụ. Điều này sẽ làm trẻ lười ăn, hay quấy khóc. Trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nên cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các triệu chứng bệnh sẽ làm trẻ trở nên thiếu chất, sụt cân và dễ mắc bệnh khi bị môi trường tác động.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong khi điều trị
Đối với trẻ nhỏ, chân tay miệng là một loại bệnh rất nguy hiểm. Virus sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên quấy khóc. Ở giai đoạn nặng, da trẻ sẽ nổi nhiều mụn gây nên cảm giác đau rát và rất dễ lở loét, hoại tử.
Nếu phụ huynh không biết cách chăm sóc, bệnh sẽ lâu khỏi, nguy cơ bé mắc phải biến chứng tăng cao. Virus có thể làm trẻ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm não, tăng huyết áp,… Các biến chứng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, phụ huynh cần phải trang bị kiến thức cần thiết về cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Khi bị bệnh chân tay miệng, phụ huynh không nên chờ bệnh tự hết. Cơ thể của trẻ không thể tự tiêu diệt được virus như người lớn. Đặc biệt với những trường hợp đã mọc bọng mụn nước hoặc phát ban đỏ. Virus ở bọng nước sẽ tiếp tục xâm nhập vào máu và phá hủy nhiều cơ quan quan trọng. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều khó có khả năng tự lành.
Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng. Đơn thuốc sẽ tùy thuộc vào người bệnh xuất hiện dấu hiệu gì, mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng ra sao. Vì vậy, khi thấy trẻ có triệu chứng mắc bệnh chân tay miệng, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị.
Thêm vào đó, hãy tuân thủ liều lượng và thời hạn uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp phụ huynh thấy trẻ uống ⅔ thuốc đã mất hết các triệu chứng nên không uống nốt phần thuốc còn lại.
Khi đó, cơ thể mới chỉ hết các triệu chứng nhưng virus vẫn tồn tại, chưa được đào thải hoàn toàn. Điều này làm cho trẻ dễ bị tái phát và lờn thuốc. Những lần điều trị tiếp theo sẽ phải cần đến thuốc có liều lượng mạnh, khả năng gặp tác dụng phụ cao hơn.
Lưu ý, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ phải thường xuyên tái khám. Đối với trẻ sơ sinh, bé cần tái khám 1 ngày 1 lần. Với trẻ trên 2 tuổi, bé cần tái khám 2 ngày 1 lần. Phụ huynh cần đưa bé tái khám đều đặn và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bé có triệu chứng lạ khi dùng thuốc.
Cách ly với đám đông
Các bác sĩ sẽ chỉ định trẻ cần phải cách ly với đám đông. Việc đi lại, hoạt động quá nhiều sẽ làm các hạt mụn nước bị chà sát và bể. Mụn nước bể sẽ làm trẻ có cảm giác vô cùng đau đớn và nhiễm trùng da.
Ngoài ra, nếu bé tiếp xúc với nhiều người, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. Virus chân tay miệng sẽ theo nước bọt, dịch mũi, bọng nước phân tán trong môi trường. Chỉ cần chạm vào các chất trên, bạn sẽ có khả năng miễn bệnh rất cao.
Sát trùng vết thương
Song song với việc dùng thuốc uống, phụ huynh nên tìm một số loại thuốc sát trùng để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, Betadin, Zytee, Glycerin borat, Kamistad,…để bôi trực tiếp lên những nốt mụn ngoài da. Các loại thuốc trên đều có thể khử trùng các hạt mụn ngoài chân tay và trong khoang miệng.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần bôi thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Phụ huynh nên dùng 1 chiếc khăn mỏng hoặc tăm bông để thoa cho bé. Thêm vào đó, bạn cần rửa tay thật sạch trước khi thực hiện công việc này. Tránh để vi khuẩn trong tay làm nhiễm trùng các nốt mụn đã vỡ.
Lưu ý rằng, không nên cho trẻ uống hoặc nuốt phải các sản phẩm này. Sau khi dùng thuốc bôi, bạn nên để bé há miệng trong 2 phút để thuốc khô và thấm vào da. Trong 1 tiếng kể từ khi dùng thuốc, phụ huynh không nên cho bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
Khử trùng môi trường sống
Khi bị bệnh, trẻ sẽ vô tình làm dính virus vào các đồ vật xung quanh. Virus còn tiềm ẩn trong môi trường sẽ tiếp tục xâm nhập vào cơ thể bé. Điều này làm gia tăng số lượng virus làm cho khả năng gây biến chứng cao.
Vì vậy, bạn cần sử dụng các sản phẩm chuyên dùng để sát trùng nơi ở của bé. Phụ huynh nên lấy ga giường, chăn, quần áo, khăn tắm,….giặt thật sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Tiếp đó, bạn nên mang tất cả đồ chơi của trẻ đi rửa sạch với xà phòng, sau đó tráng thật sạch với nước.
Chú ý khi cho bé ăn
Khi có các hạt mụn nước ở trong miệng, trẻ thường rất khó chịu và chán ăn. Đặc biệt khi các nốt mụn bị bể, chúng sẽ gây nên những cơn đau rát khi có thức ăn chạm vào. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau.
- Bạn cần vệ sinh tay chân, thực phẩm thật kỹ để đảm bảo vệ sinh cho bé.
- Phụ huynh chỉ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Tốt nhất bạn nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng trong thời gian điều trị.
- Tránh cho bé ăn các thức ăn quá cay, chua, mặn.
- Không nên cho bé ăn thức ăn khi còn nóng do miệng bé vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ cao.
- Bạn nên sử dụng các cách chế biến như luộc, hấp, ninh, nấu áp suất để thức ăn mềm, dễ nhai.
- Khi cho bé ăn, bạn không nên dùng thìa, muỗng có góc cạnh. Chúng rất dễ đâm vào bọc nước và làm bể mụn.
- Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khuyến khích bé ăn nhiều và đủ chất để nhanh chóng lành bệnh.
Mặc quần áo rộng
Virus chân tay miệng chứa một số lượng lớn trong các bọc mụn. Nếu không may bọc mụn vỡ, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào da bên cạnh. Mặt khác, vết mụn đã vỡ sẽ làm bé đau rát, dễ bị dính bụi bẩn dẫn tới nhiễm trùng da. Khả năng những người tiếp xúc gần bé bị nhiễm bệnh là rất cao.
Vì vậy, phụ huynh nên hạn chế làm vỡ bọc mụn. Bạn nên chọn các loại quần áo có chất vải mỏng, rộng rãi, thoáng mát để cho bé mặc. Khi bé có hiện tượng chảy mồ hôi hoặc vừa bị vỡ bọng nước, bạn nên sát trùng và thay quần áo mới cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng sau khi điều trị
Với trẻ sơ sinh, thời gian điều trị thường hết 14-17 ngày. Với trẻ từ 2 – 10 tuổi sẽ tiêu tốn từ 10-14 ngày. Sau khi kết thúc khóa điều trị, cơ thể trẻ còn rất yếu do không ăn uống được nhiều. Trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân, còi cọc. Vì vậy, phụ huynh cần có một chế độ bồi bổ phù hợp cho bé.
Thêm vào đó, trong phân và nước tiểu của trẻ có thể vẫn đang đào thải virus. Phụ huynh sẽ cần giữ vệ sinh cho trẻ một cách nghiêm ngặt. Để biết cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng sau khi điều trị, phụ huynh cần thực hiện một số lưu ý sau.
Thay dụng cụ cá nhân mới
Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, phụ huynh nên loại bỏ những vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn tắm,… Các vật dụng này đã tiếp xúc trực tiếp với hàng ngàn con virus chân tay miệng. Chúng có khả năng lây nhiễm khi tái sử dụng là rất cao. Bạn hãy bỏ chúng vào túi rác, sau đó vứt đúng nơi quy định để không lây nhiễm cho người khác.
Thêm vào đó, bạn hãy giặt sạch quần áo trẻ mặc trong thời gian mắc bệnh và phơi thật ráo dưới ánh nắng mặt trời. Mọi đồ dùng và đồ chơi trong quá trình bị bệnh cần được gột rửa thêm 1 lần nữa.
Rèn luyện thói quen rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng có khả năng tránh được hàng ngàn loại bệnh lây nhiễm do virus. Do tính hiếu động và thích khám phá, tay chân của trẻ là nơi chứa hàng ngàn loại siêu vi gây hại. Các chất tẩy rửa trong xà phòng sẽ tiêu diệt virus và rửa trôi chúng ra khỏi bàn tay.
Vì vậy, phụ huynh nên rèn cho bé thói quen rửa chân tay với xà phòng. Đặc biệt phải rửa tay vào các thời điểm như trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, sau khi đi chơi về nhà,… Bạn nên cho bé sử dụng nước rửa tay chuyên dụng, không nên dùng các chất tẩy rửa quá mạnh như nước rửa chén, xà bông giặt đồ,…
Vệ sinh khoang miệng thường xuyên
Tương tự như trên, súc miệng thường xuyên giúp trẻ tránh được rất nhiều bệnh. Bạn nên cho bé súc miệng sau khi đánh răng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tốt nhất, phụ huynh nên cho bé súc miệng bằng nước muối để làm sạch và thơm miệng.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng sau điều trị là rất quan trọng. Bạn nên cho bé ăn đủ các chất đạm, protein, chất xơ,… Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn uống quá mức, trẻ sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Phụ huynh nên thiết lập chế độ dinh dưỡng với một hàm lượng vừa phải.
Giữ nơi ở của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng
Bạn nên sắp xếp đồ đạc trong phòng thật khô thoáng, gọn gàng. Tránh để phòng bừa bộn, ẩm thấp. Đây là là điều kiện tốt để virus xâm nhập. Mỗi ngày, bạn nên mở cửa trên 2 tiếng để không khí và ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng.
Lưu ý với tã lót
Với trẻ vừa trải qua quá trình điều trị chân tay miệng, virus có thể vẫn nằm trong nước tiểu và phân. Đây là giai đoạn cơ thể đào thải những thành phần gây hại cuối cùng còn sót trong dạ dày.
Vì vậy, phụ huynh cần thường xuyên thay tã lót cho trẻ. Tránh để tình trạng virus nằm lâu trên mông và làm nổi mụn nước tại đây. Sau khi đã thay tã, bạn nên vứt chúng ở đúng nơi, tránh để chất thải rơi vãi vào các vật dụng gia đình.
Những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Những sai lầm cần tránh trong quá trình chăm sóc bé bị tay chân miệng như sau:
Dùng thuốc xanh Methylen
Thực chất, sản phẩm này không hề có tác dụng gì cho các hạt mụn, ban đỏ trên da trẻ. Virus vẫn có thể tự do lây lan và phát triển rộng. Mặt khác, màu xanh của thuốc sẽ làm các bác sĩ khó chẩn đoán được chính xác bệnh. Từ đó, bác sĩ không thể đưa ra đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
Kiêng tắm
Khi bị chân tay miệng, bé hoàn toàn có thể tắm rửa. Ngược lại, việc tắm rửa sạch sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Phụ huynh chỉ cần cho bé tắm nhẹ nhàng với nước, sau đó lau hoặc bôi thuốc sát khuẩn lên các hạt mụn.
Ủ ấm cơ thể
Việc làm này rất thường xảy ra khi phụ huynh thấy trẻ bị sốt. Họ nghĩ rằng ủ ấm sẽ làm trẻ ra mồ hôi và hạ sốt. Thực chất bé sẽ lại càng sốt cao hơn. Cơ thể trẻ dần bị mất nước trầm trọng, gây nên hiện tượng đông máu và dẫn tới tử vong. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao là điều kiện rất tốt cho virus phát triển mạnh.
Kiêng các loại thức ăn
Thực chất, có rất ít thức ăn cần hạn chế trong thời gian bị bệnh. Nhiều phụ huynh đã hiểu lầm và cho bé kiêng cữ quá nhiều thứ. Điều này sẽ làm cơ thể trẻ không đủ chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào, đào thải virus. Trong quá trình bị bệnh, phụ huynh chỉ cần tránh cho bé ăn thức ăn cứng, dai, các món chua, mặn, cay.
Trên đây toàn bộ thông tin về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Cách chăm sóc này sẽ giúp trẻ nhanh lành mụn, hỗ trợ quá trình điều trị bằng thuốc. Thêm vào đó, phụ huynh cần phải biết lọc thông tin, không nên làm sai cách sẽ vô tình làm tình trạng bệnh lâu khỏi hơn.