Thông thường, những vết rạn da tạo ra từ việc da bị kéo căng quá nhanh, vì trọng lượng cơ thể của thai phụ tăng nhanh trong thời gian thai nghén. Và khi da bị kéo căng nhanh hơn mức đàn hồi, sẽ dẫn đến tình trạng da bị rạn. Những khu vực dễ bị rạn là bụng, ngực, hông, đùi và mông, do những vùng này da bị kéo căng hơn so với những nơi khác.
Mục lục
Với một vài phương pháp phòng ngừa rạn da đơn giản, có thể duy trì được tính đàn hồi của da, giúp chị em giảm bớt nguy cơ bị rạn da khi mang thai:
Thường xuyên làm ẩm da các loại mỹ phẩm, nước rửa có chứa vitamine E
Với phương pháp này có thể giúp làm mềm da, nhằm gia tăng mức chịu đựng độ căng mà không gây tổn hại cho da.
Bạn nên thực hiện phương pháp này từ ba đến bốn lần/ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ. Bạn càng thoa các chất này với liều lượng càng nhiều càng tốt.
Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm
Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Trong lúc tắm, bạn nên sử dụng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.
Chế độ ăn
Cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng rạn da. Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn và thai nhi tránh nguy cơ bị mất nước, mà còn giúp da duy trì độ mềm mại và không bị rạn.
Cố gắng tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Nhiều chị em nghĩ rằng, khi mang thai cần phải ăn cho hai người và họ ăn bất cứ loại thực phẩm nào mà họ muốn. Tuy nhiên, khi ăn những loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng có thể làm trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn bình thường, dẫn đến làm rạn da.
Sau khi sinh nở, chị em cần nhớ là vẫn phải tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc da như khi mang thai. Vì trong quá trình da bị co lại cũng có thể gây rạn da như khi da bị kéo căng. Duy trì việc chăm sóc da sẽ giúp cho quá trình căng và co của da diễn ra ở mức bình thường.
Benh.vn