Sự thay đổi về nội tiết làm cảm xúc của mẹ trong thời gian mang thai cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh niềm vui được làm mẹ, bạn còn phải đối mặt với lo lắng, sợ hãi, chán nản, tâm trạng của bạn không ổn định, hay khóc và suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bệnh trầm cảm
Một nghiên cứu cho thấy trầm cảm là một tình trạng phổ biến của phụ nữ khi mang thai. Trẻ sơ sinh được sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh lý về thần kinh trước 18 tuổi cao gấp 1,5 lần so với những trẻ có mẹ bình thường. Ngoài ra, bệnh trầm cảm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Nếu người mẹ khỏe mạnh khi mang thai nhưng bị trầm cảm sau sinh, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (ảnh minh họa)
Căng thẳng
Đây là tình trạng đa số các mẹ bầu đều trải qua khi mang thai. Điều này hoàn toàn bình thường và không tác động lâu dài tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị căng thẳng kéo dài, đây thật sự là một điều đáng lo ngại. Trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu mẹ bầu thường căng thẳng, thai nhi trong bụng sẽ có nguy cơ bị căng thẳng mạn tính.
Cảm xúc không tốt
Trong thai kỳ, thai phụ đều cảm thấy mệt mỏi đặc biệt là vào ba tháng cuối. Bạn đừng để những vấn đề này khiến bạn chán nản, buồn bã, than khóc… Việc chán nản lâu dài khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tình cảm của bạn dành cho con sau khi chào đời. Có thể bạn nghĩ đứa bé là gánh nặng, là của nợ vì nó mà bạn khổ. Điều này rất tội nghiệp bé vì nó không có quyền lựa chọn để làm con của bạn. Do đó, bạn hãy xem việc mệt mỏi khi mang thai là bình thường và thai phụ nào cũng phải trải qua. Sau thời gian 9 tháng 10 ngày, bạn sẽ không có những triệu chứng khó chịu nữa.
Vì thế, nếu có bệnh về tâm lý làm cho tâm trạng không vui khi mang thai, bạn hãy chia sẻ với người thân. Khi bị nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện khám để được bác sĩ tư vấn. Là mẹ, ai cũng mong con khi chào đời sẽ luôn tươi cười, dễ ăn dễ ngủ hơn là suốt ngày quấy khóc, nhõng nhẽo. Muốn vậy, bạn hãy đánh bay tâm trạng buồn chán, u uất, đặc biệt là khi mang thai.
Mẹ bầu không thích việc mang thai
Theo một nghiên cứu, nếu cảm thấy khó chịu với sự phát triển của thai nhi trong bụng, mẹ bầu dễ gặp những vấn đề về tâm lý và cảm xúc. Việc mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy ngày càng tồi tệ hơn.
Lúc này, bạn không nên giữ trong lòng mà hãy chia sẻ về nguyên nhân mình không thích mang thai với người thân (chồng, mẹ chồng hay mẹ ruột, chị em gái), bạn bè để nhận được những lời khuyên hữu ích và cùng tìm ra giải pháp. Có thể do bạn mệt mỏi, lo lắng khi lần đầu làm mẹ, sợ những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ… Tất cả đều có cách giải quyết, nếu không có cách, bạn hãy nhờ người khác giúp mình.