Theo con số thống kê của WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng gần 2 tỷ người trưởng thành đang bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt, tình trạng trẻ em béo phì cũng gia tăng, gây lo ngại cho cộng đồng xã hội. Vì vậy, thừa cân và béo phì đang thực sự trở thành cơn ác mộng đối với các quốc gia, châu lục…
Hiện trên thế giới có hơn 60% số người béo phì và thừa cân đang sinh sống ở những nước đang phát triển, gây ra “gánh nặng kép” khi vừa phải đối đầu với các bệnh truyền nhiễm, nay lại có thêm bệnh thừa cân và béo phì.
Thừa cân béo phì đã trở thành vấn nạn toàn cầu
Đặc biệt, ở những người béo phì và thừa cân còn phải chịu gánh nặng các căn bệnh gồm tiểu đường, thiếu máu cục bộ cơ tim, xương khớp và ung thư.
Khi nào bạn bị thừa cân, béo phì ?
Dựa vào chỉ số BMI tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m) chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới người ta chia ra các mức độ sau:
BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy.
BMI từ 18,5 – 24 kg/m2: là bình thường/
BMI từ 25 – 30: kg/m2: là thừa cân và BMI trên 30 kg/m2: gọi là béo phì.
Ở Việt Nam, mặc dù số lượng người thừa cân béo phì thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, tốc độ ra tăng số người bị bệnh thừa cân, béo phì lại đang ở mức đáng báo động.
Trước thực trạng trên, các gia đình cần nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Qua đó, hạn béo chất béo, chất ngọt,nội tạng động vật…và đặc biệt người dân cần vận động để tránh thừa cân, béo phì.
Hải Yến – Benh.vn