Cây lá bỏng hay cây thuốc bỏng gọi là cây sống đời (danh pháp hai phần: Kalanchoe pinnata, syn. Bryophyllum calycinum, Bryophyllum pinnatum) là loài cây bản địa của Madagascar. Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non… Cây lá bỏng được trồng và mọc tự nhiên tại nhiều vùng thuộc châu Á, Thái Bình Dương và Caribe.
Mục lục
- 1 Những tác dụng của cây lá bỏng
- 2 Một số bài thuốc từ cây lá bỏng
- 2.1 Chữa bỏng
- 2.2 Chữa ngứa
- 2.3 Chữa chứng đi lỵ
- 2.4 Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng)
- 2.5 Chữa bệnh trĩ
- 2.6 Chữa bệnh trĩ nội
- 2.7 Chữa chứng đại tiện ra máu
- 2.8 Chữa viêm tai giữa cấp tính
- 2.9 Trị chứng viêm loét dạ dày
- 2.10 Giải rượu
- 2.11 Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương)
- 2.12 Chữa đau mắt đỏ
- 2.13 Chữa đổ máu cam
- 2.14 Chữa nuôi con mất sữa
- 2.15 Chữa mất ngủ
- 2.16 Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ
- 2.17 Chữa chứng viêm họng
- 2.18 Chữa chứng viêm xoang mũi
Những tác dụng của cây lá bỏng
- Chữa bỏng.
- Chữa ngứa.
- Chữa bệnh kiết lỵ
- Chữa bệnh trĩ.
- Chữa đại tiện ra máu.
- Chữa viêm họng.
- Chữa viêm tai giữa.
- Chữa viêm loét dạ dày.
- Chữa đau mắt đỏ.
- Chữa chứng viêm xoang mũi.
- Giã rượu.
Cách sử dụng lá bỏng để chữa bệnh rất đơn giản: có thể lấy lá tươi giã đắp hoặc vắt lấy nước để bôi hoặc ăn sống, sắc uống…
Một số bài thuốc từ cây lá bỏng
Cây lá bỏng có thể sử dụng riêng nhưng thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để trị bệnh hiệu quả hơn.
Chữa bỏng
Khi bị bỏng nhẹ dùng lá bỏng giã nát, lấy nước cốt bôi lên vết thương hoặc đắp cả bã.
Chữa ngứa
Nếu tự nhiên phát ngứa, có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
Chữa chứng đi lỵ
Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.
Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng)
Ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn trong vòng 5 ngày là khỏi.
Chữa bệnh trĩ
Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ. Duy trì một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm.
Chữa bệnh trĩ nội
Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối). Làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Chữa chứng đại tiện ra máu
Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Chữa viêm tai giữa cấp tính
Lấy lá bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai
Trị chứng viêm loét dạ dày
Lấy lá bỏng ăn sống, mỗi ngày 40g.
Giải rượu
Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
Cây lá bỏng giúp giải rượu (Ảnh minh họa)
Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương)
Dùng 7 lá bỏng giã nát, thêm rượu và đường uống trong ngày.
Chữa đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, lấy 3 lá bỏng giã nát, đắp vào mắt trước khi đi ngủ. Sáng dậy vệ sinh mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
Chữa đổ máu cam
Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
Chữa nuôi con mất sữa
Những bà mẹ mất sữa nên ăn lá bỏng 2 lần vào buổi sáng và chiều mỗi lần 8 lá. Sau 2 ngày sẽ có sữa.
Chữa mất ngủ
Những người mất ngủ ăn mỗi lần 8 lá bỏng vào buổi chiều và tối, giấc ngủ sẽ đến sớm.
Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ
Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 – 2 lần mụn sẽ hết.
Chữa chứng viêm họng
Lấy 10 lá rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
Chữa chứng viêm xoang mũi
Lấy 2 lá bỏng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc mỗi lần 2 lá, lấy nước lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4,5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên).
Lưu ý:
- Cây lá bỏng chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh ở thể nhẹ. Khi bệnh phát triển, cần đến các cơ sở y tế theo phác đồ điều trị của các bác sỹ chuyên khoa.
- Cây lá bỏng rất dễ trồng, vì vậy người dân nên trồng cây lá bỏng trong nhà vừa tạo một môi trường xanh và giúp ích cho cuộc sống.