Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu khoa học về chức năng đường ruột của người béo phì. Vậy so với người khỏe mạnh thì chức năng đường ruột của người béo phì thay đổi như thế nào ?
Thay đổi cấu tạo, hoạt động sinh lý dạ dày
Nghiên cứu động lực học dạ dày phát hiện, dung lượng dạ dày của người béo phì tăng lên liên quan đến trọng lượng cơ thể, khả năng đào thải của dạ dày sau khi ăn nhanh hơn người bình thường, dung lượng dạ dày càng lớn thì thời gian đào thải càng nhanh, càng có cảm giác đói.
Sau khi điều tiết ăn uống, tiến hành giảm cân thì sự thay đổi trên sẽ được khôi phục trở lại như người bình thường. Đo nồng độ hormone đường ruột điều tiết chức năng tiêu hóa trong máu thấy mức điều tiết hormone của dạ dày người béo phì không thấp hơn người bình thường, nhưng mức polypeptitde ức chế tiết axit dạ dày ở người béo phì tăng cao rõ rệt.
Thay đổi chức năng dạ dày
Nghiên cứu chức năng tiêu hóa của dạ dày thấy rằng, khả năng tiết dịch vị và lượng tiết axit trong dạ dày của người béo phì sau khi ăn đều thấp hơn người có thể trọng bình thường. Nhưng lượng axit dạ dày của người béo phì không bị tổn thương, mà chỉ ảnh hưởng bởi nhân tố nào đó nên ức chế tiết axit dạ dày.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy, sự thay đổi chức năng dạ dày của người béo phì dường như là sự thay đổi mang tính chất thích ứng (ăn nhiều thì bài tiết nhiều), điều tiết (giảm tiết axit trong dạ dày, ức chế hấp thụ thức ăn) của con người béo phì. Điều này có thể liên quan tính tự hạn chế của mỡ. Ức chế sự tăng cao polypeptitde dạ dày có thể liên quan đến tới mức tăng đường huyết, mỡ trong máu và insulin của người béo phì. Những thay đổi này đều có thể khôi phục được thông qua điều tiết ăn uống, tiến hành giảm cân.
Benh.vn