Với những tiến bộ vượt bậc của nền y học, mới đây các nhà nghiên cứu ở Australia đã tạo nên cơn “địa chấn” đối với những bệnh nhân bị liệt bởi một thiết bị mới giúp người liệt có thể đi lại được dễ dàng…
Mục lục
Thiết bị mang tên “bionic spine”
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Melbourne và bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) đã chế tạo thành công một thiết bị có tên “cột sống bionic” giúp những người bị tổn thương tủy sống phục hồi khả năng đi lại bằng cách sử dụng năng lực trí não mà không cần phải tiến hành bất kì một cuộc phẫu não nào.
Tiến sĩ Thomas Oxley, tác giả của nghiên cứu chia sẻ: “Mục đích lớn nhất của chúng tôi khi chế tạo ra thiết bị này là thông qua nó, những người bị liệt nửa thân hoặc toàn thân có thể phục hồi khả năng hoạt động của chân tay”.
Cơ chế hoạt động
“Cột sống bionic” hay còn gọi là cột sống nhân tạo hoạt động dựa trên một stent điện cực (stentrode). Thiết bị này có độ dài khoảng 3cm và rộng vài mm. Stentrode có thể được cấy vào não mà không cần phải trải qua ca phẫu thuật lớn nào.
Theo báo cáo, thiết bị sẽ được cấy ghép vào mạch máu nằm trong não của bệnh nhân bằng cách rạch một vết cắt nhỏ ở gáy bệnh nhân và đưa thiết bị vào các mạch máu nối đến não thông qua một ống thông. Khi thiết bị này chạm đến trung tâm vận động của não (motor cortex), nơi các xung thần kinh kiểm soát hoạt động của cơ bắp, bionic spine sẽ được giữ lại, trong khi đó ống thông sẽ được lấy ra.
Sau khi cột sống nhân tạo được cấy ghép thành công, các điện cực nhỏ xíu sẽ gắn chặt vào thành tĩnh mạch và bắt đầu tiếp nhận tín hiệu từ những trung tâm vận động của não. Những tín hiệu này sau đó được chuyển đến một thiết bị cấy vào vùng da trước vai của bệnh nhân, nhờ đó người bệnh có thể điều khiển xe lăn, khung xương, chân tay giả hoặc máy tính thông qua bluetooth.
Đột phá lớn nhưng đơn giản & an toàn cho bệnh nhân
Các nhà khoa học cho biết, toàn bộ quá trình phẫu thuật và kích hoạt thiết bịchỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ, qua đó tránh được những nguy cơ rủi ro nhiễm trùng của những ca phẫu thuật gắn chip điện tử vào não. Thiết bị này giúp những người bị tổn thương tủy sống phục hồi khả năng đi lại bằng cách sử dụng năng lực trí não mà không cần phải tiến hành bất kì một cuộc phẫu thuật não nào.
Giáo sư Clive May, Viện Khoa học thần kinh và sức khỏe tâm thần Florey, cho biết: “Trước khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tưởng tượng di chuyển cánh tay trái – phải của họ lên và xuống, cũng như di chuyển bàn tay đi theo các đối tượng xuất hiện trên màn hình máy tính. Quá trình này sẽ tạo ra một bản đồ ảo của vỏ não vận động, giúp các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép thiết bị chính xác vào vị trí thích hợp”.
Tương tự, giáo sư Terry O’Brien, người đứng đầu khoa Y của Đại học Melbourne, thuộc Bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) vui mừng chia sẻ: “Đây thực sự là một bước đột phá lớn. Nó khá đơn giản và an toàn cho bệnh nhân”.
Hiện, thiết bị đã được thử nghiệm trên cừu và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng với 3 bệnh nhân hỏng tủy sống vào năm 2017, sau đó “cột sống bionic” sẽ được thương mại hóa vào giữa năm 2020.
Tổng hợp
trần văn tuấn đã bình luận
anh ơi cho em hỏi sản phẩm nghiên cứu của đại học Các nhà nghiên cứu tại Đại học Melbourne và bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) đã sản xuất cho các bệnh nhân muốn ngắn chip chưa ạ
em bị liệt 20 năm do gẫy 3 đốt sống cổ giờ em chỉ mong được cấy chip tay cầm nắm được thôi anh . mong anh trả lồi và giúp em với a
em cảm ơn anh nhiều ạ