Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ (Phần III)

Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ (Phần III)

Theo dõi Benh.vn trên

Ba ôm Cún đem tới ghế, ấn bé ngồi xuống. Cún la hét, chuồi xuống đất, cắn ba, cào cấu mình, đập đầu xuống đất. Cứ mỗi lần như vậy, ba lại xốc bé lên ấn xuống ghế…Nhưng nhờ nỗ lực không bỏ cuộc, Cún đã dân dần bước ra khỏi xà lim “tự kỷ” đầy u tối và đón nhận cuộc đời, để sống với phần “người” xưa nay bị tự kỷ vùi lấp.

  • Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?
  • Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19
  • Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Cập nhật: 05/07/2018 lúc 11:04 sáng

Mục lục

  • 1 Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ (Phần III)
  • 2 Phải kiên nhẫn từng giờ
  • 3 Đi tu nghiệp lần hai
  • 4 Truyền phương pháp cho những gia đình đồng cảnh

Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ (Phần III)

Ba ôm Cún đem tới ghế, ấn bé ngồi xuống. Cún la hét, chuồi xuống đất, cắn ba, cào cấu mình, đập đầu xuống đất. Cứ mỗi lần như vậy, ba lại xốc bé lên ấn xuống ghế…

Sau khi học một tuần ở Mỹ, ngày 10 tiếng trên giảng đường, đọc cả trăm tài liệu liên quan đến bệnh tự kỷ của cả trăm bác sĩ Âu – Mỹ, tôi quyết định thực hành trên bé Cún.

Cuộc chiến chống bệnh tự kỷ

Phải kiên nhẫn từng giờ

Lần thực hành đầu tiên của chồng tôi: Anh để một cái ghế nhỏ đối diện với cái ghế anh đang ngồi, chuẩn bị sẵn một ít chuối, bánh bẻ nhỏ. Lúc này, Nicky hay đi tới đi lui thành vòng tròn trong phòng, không la hét nhiều nhưng vẫn thường xuyên dùng tay đập vào đầu.

Ba Cún chỉ ghế và gọi: “Nicky tới đây, ngồi xuống”. Tất nhiên là bé không hề phản ứng. Ba Cún ôm Cún đem tới ghế, ấn bé ngồi xuống. Cún la hét, chuồi xuống đất, cắn ba, cào cấu mình, đập đầu xuống đất… Cứ mỗi lần như vậy, ba lại xốc bé lên ấn xuống ghế. Khi Cún phản ứng yếu đi vì mệt thì ba cho một miếng chuối vào miệng bé và khen: “Giỏi! Ngồi xuống, giỏi lắm!”.

Mỗi lần thực hành như vậy khoảng 45 phút, khoảng 3 lần/ngày. Sau mỗi lần như vậy, ba Cún mướt mồ hôi và trông hốc hác. Một tuần lễ sau, khi nghe ba gọi: “Nicky! Tới đây! Ngồi xuống!” Bé chạy tới và ngồi yên trên ghế. Vợ chồng tôi rơi nước mắt. Chúng tôi hiểu rằng nếu có thể học được một việc nghĩa là bé có thể học được những việc khác.

Một trong những đòi hỏi gắt gao khi dạy trẻ chậm phát triển là thời lượng phải đủ theo đúng yêu cầu, mà chỉ vợ chồng tôi thì không thoả mãn được. Chồng tôi vẫn phải đi làm để bảo đảm kinh tế; còn tôi thì phải lo cho hai đứa con khoẻ mạnh khác là anh chị của bé Cún, cũng rất cần bố mẹ. Thế nên chúng tôi chọn lọc và mời được cho Cún ba cô giáo (cô Nga, Loan, Hương). Các cô vừa học vừa làm, chúng tôi cùng nhau mò mẫm từng bước để dạy bé Cún. Một ngày 6 tiếng tập luyện với các cô là thời lượng cần thiết cho bé.

Tập được 6 tháng nữa thì bé chựng lại. Tuy đã bật ra được tiếng nói và nghe được một số lệnh đơn giản chứ không câm bặt và thờ ơ như trước, nhưng tất cả các triệu chứng điển hình của bệnh tự kỷ hầu như chưa giảm là bao. Chúng tôi cảm thấy bất lực vì bộ giáo trình thì hay nhưng không có phương pháp khả thi để áp dụng, do đó không thể đẩy bé tiếp tục tiến lên được nữa.

Tôi hoang mang, các cô giáo cũng dao động. Chỉ có chồng tôi là vẫn tin và lại tiếp tục lao vào tìm sự trợ giúp của các cha mẹ khác trên Internet. Và qua sự giới thiệu của họ, chúng tôi đã tìm được.

Đi tu nghiệp lần hai

Ngày 19/4/2001, cả hai vợ chồng tôi lên máy bay lần nữa, để lại cả ba cháu nhỏ ở nhà với ông bà ngoại, quyết tâm đi học để có thể cứu được bé Cún.

Trong khoá học của bác sĩ Vincent Carbone, ông cho xem nhiều băng hình về những bé mà cha mẹ đã học hoặc đang học chung với chúng tôi. Tôi thật tủi thân vì nhận ra tình trạng bệnh của con tôi nặng hơn tất cả những bé khác mà tôi được xem trong 4 khoá học từ thấp tới cao (gần 100 bé).

Học xong khoá học trên, chúng tôi quay về huấn luyện cấp tốc cho các cô để áp dụng ngay dưới sự theo dõi của tôi. Hiệu quả được thể hiện ngay. Từ thời điểm đó trở đi, bé Cún bắt đầu tiến bộ trông thấy, các triệu chứng dễ sợ của chứng tự kỷ mất dần và có cái đã mất hẳn. Từ một con người chỉ mới sống bằng phần “con” chứ chưa có phần “người”, bé đã từ từ học lại từng chức năng một để trở thành con người như vốn được sinh ra, khả năng tư duy từng bước được khôi phục.

Bé học chơi đùa, học nhảy nhót, nghe, nhìn, học đọc, học biết ai là ba mẹ, anh chị… những điều mà một bé khoẻ mạnh bình thường vốn không cần học cũng biết. Cao hơn chút nữa, bé học cách cảm nhận cảm xúc của người đang tiếp xúc với mình, học cách giao lưu bằng mắt. Dần dà, bé thể hiện tình cảm bằng mắt thật sinh động.

Cô Nga, cô Loan và cô Hương đã thực sự trải lòng, dốc hết sức và trí tuệ để giúp bé Cún. Tình thương mà các cô và gia đình truyền cho bé đã dạy bé cảm thụ được những trạng thái tình cảm khác nhau, vốn là một điều hết sức trừu tượng đối với trẻ tự kỷ. Cuối cùng, bé Cún đã tự mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Chúng tôi đã kéo được bé ra khỏi cái xà lim “tự kỷ” tăm tối khốn khổ.

Truyền phương pháp cho những gia đình đồng cảnh

Cuối năm 2001, do tình cờ, chồng tôi đem về nhà một gia đình có con cũng bị bệnh như Cún và yêu cầu tôi giúp họ. Sau đó, miệng truyền miệng, tôi nhận thêm 1-2 bé nữa. Theo lời các gia đình ấy thì họ đã bế con đi khắp nơi tìm cách chống bệnh tự kỷ cho con mà vẫn chưa thu được kết quả gì, càng đi càng thấy bế tắc.

Tôi tổ chức cho mỗi gia đình một khoá học về phương pháp phục hồi. Đối với mỗi bé cứ sau vài tháng là tôi bắt đầu nhận được hồi đáp từ cha mẹ: Các bé mau chóng khá hơn, làm được những điều mà cha mẹ chưa bao giờ dám nghĩ tới.

Tôi nhận ra rằng, số kiến thức về chống bệnh tự kỷ mà ơn trời tôi có được nếu chỉ dùng để chữa cho một mình bé Cún thì phí phạm quá. Còn rất nhiều bà mẹ, nhiều gia đình khác đang tuyệt vọng và đau xót như tôi từng trải qua. Thế là tôi thử bắt đầu con đường mới của mình. Tôi nhận thêm vài bé nữa và thực sự tìm được niềm vui khi nhìn thấy các bé đang cùng với Cún của tôi dần dần phục hồi, giảm bớt nỗi lo và nỗi đau cho gia đình các bé.

Còn Cún, đến thời điểm cuối năm 2002, sự tiến bộ của bé thể hiện từng ngày. Bé biết đi tiểu một mình trong toilet, ngủ khoảng 10 tiếng mỗi ngày. Buổi trưa, mẹ có thể bảo bé lên giường nằm và bé sẽ tự động nằm im, rơi vào giấc ngủ ngoan. Cũng có những buổi bé trốn ngủ nhưng vẫn giữ im lặng, không phá phách, chơi quanh quẩn gần mẹ cho đến khi mẹ thức dậy mới phá tiếp.

Bé biết xem thú trong Sở Thú, thích leo cây. Bé đọc được tiếng Việt chương trình vỡ lòng (cả chữ và số), đọc được khoảng 3-400 từ tiếng Anh là tiếng cha đẻ, đánh vần tốt hai thứ tiếng. Cún giao lưu tốt với người thân và người quen, thích chơi ngoài trời… những điều thường không biểu hiện ở bé tự kỷ. Bé bơi rất giỏi, ngày càng hiếu động và tò mò; tập trung rất tốt trong giờ trị liệu và các trò chơi. Các thành viên trong gia đình có thể sai bé làm những điều đơn giản. Bệnh táo bón đã mất hẳn.

Chúng tôi bắt đầu dạy cho hai con lớn những kỹ thuật đơn giản để chữa bệnh cho Cún. Dần dần, hai cháu trở thành cộng tác viên đắc lực của cha mẹ tự lúc nào không biết. Có lẽ vì vậy mà Cún tiến bộ ngày càng nhanh.

Tôi muốn giúp tất cả những gia đình ấy theo đánh giá của riêng tôi. Bé Cún mới đi được 1/3 quãng đường mà bé phải đi. Con đường phía trước còn xa lắm, nhưng chúng tôi yên tâm vì đã thấy được ánh sáng của lối ra. Cún của tôi giờ đây đã là một bé mỗi ngày biết đem lại những niềm vui nho nhỏ cho cả nhà.

Benh.vn

Chia sẻ

Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim

Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tâm thần kinh , Bệnh trẻ em , Bệnh tự kỷ , Chăm sóc trẻ tự kỷ , Trẻ bị tự kỷ , Trẻ em

Sản phẩm nổi bật

san-loc-vang-cung-plasmakare
suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid
kien-ba-khoang-gel-plasmakare-no5

Bài viết liên quan

qc2

Top 3 nước súc họng diệt khuẩn, ngăn chặn covid, virus gây bệnh hô hấp tốt nhất

29/09/2021

qc1

Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

29/09/2021

qc2

Review 6 loại xịt chống muỗi tốt nhất cho bé hiện nay

15/09/2021

Tin vui: Sắp có thuốc điều trị chứng tự kỷ cho trẻ

17/07/2018

Thực tế các trường dạy trẻ tự kỷ

01/07/2018

Cuộc chiến giúp con chống lại bệnh tự kỷ (Phần II)

02/07/2018

Xem nhiều nhất

danh-gia-ve-dac-tinh-khang-khuan-va-doc-tinh-cua-hat-xi-mang-nano-bac-01

Đánh giá về các đặc tính kháng khuẩn và độc tính của hạt xi măng nano bạc

25/05/2021

Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng

02/06/2018

bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hóa

Báo động tình trạng bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hóa

18/01/2019

Benh-vien-da-nang-123

Nóng – Đà Nẵng xác nhận ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

24/07/2020

sữa chua nên dùng như thế nào

Những lưu ý khi dùng sữa chua

07/07/2019

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

18/10/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não

Cẩm nang truyền thông về bệnh Basedow

Cẩm nang truyền thông về bệnh Basedow

Các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay

Các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay

Điều trị bệnh trứng cá – Các biện pháp điều trị hiện nay

Điều trị bệnh trứng cá – Các biện pháp điều trị hiện nay

Tin mới nhất

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Tập thể dục quá sức và hệ lụy

Tập thể dục quá sức và hệ lụy

12/12/2021

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi