Bước đầu xác nhận được nguồn lây chính tại Bệnh viện Bạch Mai gây ra hơn 30 ca dương tính Covid -19 trong vài ngày qua. Đây là khẳng định tại cuộc họp thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 về các giải pháp hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai, diễn ra sáng 30/3/2020.
Mục lục
Nguồn lây chính từ công ty dịch vụ Trường Sinh
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của nhân viên công ty dịch vụ Trường Sinh tại Bệnh viện Bạch Mai đã xác định có 22 dương tính Covid 19 là nhân viên của công ty này.
TS.Dương Đức Hùng – phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đã có kết quả xét nghiệm 6.650/7.264 xét nghiệm của y bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong số này, ghi nhận 2 bệnh nhân Covid là điều dưỡng của bệnh viện, 1 bệnh nhân và 1 người nhà bệnh nhân cũng nhiễm Covid 19. Riêng với nhân viên công ty Dịch vụ Trường Sinh, có đến 15 ca dương tính với Covid 19.
Như vậy, ngoài 2 điều dưỡng viên (các ca bệnh số 86, 87), toàn bộ các y bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai được xét nghiệm có kết quả âm tính.
Ngoài ra, đã có ghi nhận 11 trường hợp nhiễm SASR-CoV-2 liên quan đến ổ dịch Bạch Mai bao gồm: 7 người là nhân viên Công ty cung cấp dịch vụ Trường Sinh, 1 bệnh nhân, 3 người nhà chăm sóc bệnh nhân.
Như vậy, tính đến sang 0/3/2020, ghi nhận 30 ca nhiễm liên quan đến ổ dịch tại Bạch Mai, trong đó 22 người là nhân viên của công ty dịch vụ Trường Sinh, 2 cán bộ Y tế, 2 bệnh nhân và 4 người nhà chăm sóc. Bước đầu, các chuyên gia y tế đã xác định Công ty Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính tại Bệnh viện Bạch Mai, không phải từ các y bác sĩ, nhân viên y tế.
Tính đến thời điểm này đã ghi nhận 30 bệnh nhân mắc COVID-19 có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Bạch Mai không phát hiện thêm trường hợp nhân viên y tế, bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện mắc COVID-19. Như vậy không có tình trạng nhân viên y tế lây cho cộng đồng.
Phương án hỗ trợ khám chữa bệnh cho các ca nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Một vấn đề lớn cũng đã được đưa ra bàn bạc trong buổi họp là công tác điều trị cho các bệnh nhân nặng chuyển tuyến. lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân nặng, nếu không được nhập viện sẽ có nguy cơ tử vong lên tới 80%.
Đề xuất từ các chuyên gia y tế cho vấn đề này: Bệnh viện Bạch Mai sẽ tổ chức hội chẩn trực tuyến. Với những bệnh nhân ngoại khoa có thể chuyển lên Bệnh viện Việt Đức. Bệnh nhân nội khoa có thể chuyển lên Thanh Nhàn và Xanh Pôn là 2 bệnh viện thuộc sở Y tế Hà Nội. Những trường hợp nặng phải điều trị tích cực vẫn phải cho nhập viện Bạch Mai nhưng phải áp dụng các biện pháp chống dịch. Trong trương hợp cần nhập viện Bạch Mai, phải nằm khu riêng, có nhóm bác sĩ, điều dưỡng riêng điều trị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ đạo cần bổ sung thêm nhân viên y tế để đảm bảo tốt việc điều trị luận phiên, nhất là các khoa như: điều trị tích cực, cấp cứu và điều trị bệnh nhân nặng. Vì vậy, phải cho cán bộ bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vào viện làm việc và có khu ăn ở riêng.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết: Tất cả cán bộ, nhân viên của bệnh viện đã xung phong được đến làm việc và cách ly tại bệnh viện.
Hà Nội đề xuất cho một số công sở nghỉ làm
Ngày 29/3, tại buổi họp trực tuyến của Thủ tướng với 5 tỉnh, thành về công tác phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất phương án cho nhân viên các công sở nghỉ làm nhằm tránh dịch bệnh lây lan.
Trích lời Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “Đề nghị Thủ tướng cho một số cơ quan hành chính ở Hà Nội và kể cả các tỉnh nghỉ”. Ông Chung nói, cho rằng việc giảm thiểu khu vực đông người như công sở sẽ giúp dịch khó lây lan hơn, dịch sẽ “trở thành các đám cháy lốm đốm” và ngành y tế sẽ dập nhanh hơn.
Từ 0h ngày 28/3, Hà Nội đã dừng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, người lao động lại đổ về quê, làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì thế, ông Chung cũng đề nghị lệnh cấm di chuyển về quê đối với lao động ở các nhà hàng dịch vụ khách sạn trong địa bàn thành phố.
Cũng liên quan đến công tác cách ly để dập dịch, chủ tich thành phố Hà Nội cho biết: “Khi Hà Nội được công bố ca dương tính, Chủ tịch UBND phường ra quyết định cách ly các trường hợp F1, F2, người dân sẽ vui vẻ thực hiện ngay, tránh tình trạng Bộ chưa công bố, người dân chưa hợp tác như hiện nay”,
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế cho cơ chế để mua sắm thêm trang thiết bị chống dịch. Pháp 85 triệu dân đã có khoảng 17.000 máy thở và trong thời gian qua sản xuất thêm 10.000 chiếc. Đức 80 triệu dân, nhưng có đến 43.000 máy thở. Trong khi Hà Nội hiện chỉ có 260 máy thở và đang dùng cho cả bệnh nhân nặng của nhiều loại bệnh. Thành phố có kế hoạch mua thêm máy thở nhưng nguồn cung ít nên tối đa chỉ mua được thêm khoảng 100 cái.
Cập nhật tình hình lây nhiễm Covid 19 tại Việt Nam