Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì, phân biệt đau bụng ngoại khoa hay nội khoa.
Mục lục
Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh đường tiêu hóa
Cơ chế gây đau bụng
- Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột (giãn dạ dày, ruột…).
- Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây lên một áp lực cao hơn bình thường (hẹp môn vị, tắc ruột, sỏi mật…).
- Màng bụng bị đụng chạm, kích thích (thủng dạ dày, tá tràng, áp xe gan, viêm tụy…).
Phân loại đau bụng
Căn cứ vào diễn biến thường chia 3 loại đau bụng:
- Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa: bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.
Ví dụ: thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, túi mật căng to doạ vỡ.
- Đau bụng cấp cứu nội khoa: đau dữ dội đột ngột hoặc đau trội lên của tình trạng đau bụng kéo dài cần xử lý cắt cơn đau không cần phẫu thuật.
Ví dụ: giun lên ống mật, cơn đau do loét dạ dày, tá tràng…
- Đau bụng mạn tính: đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng, điều trị cũng đòi hỏi lâu dài.
Đặc điểm đau bụng của các bệnh và theo phân vùng ổ bụng
Đau bụng có thể chẩn đoán sơ bộ được tình trạng bệnh thực sự bằng cách quan sát tính chất cơn đau bụng và các vị trí đau bụng minh họa như trong hình sau đây.
Vị trí đau bụng khác nhau có thể phản ánh tính trạng bệnh lý khác nhau
Đau bụng vùng thượng vị và phần bụng trên
Cấp cứu ngoại khoa nếu có Thủng dạ dày:
- Đau đột ngột như dao đâm.
- Shock, lo sợ.
- Bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan.
- X quang bụng: có liềm hơi.
Viêm tụy cấp chảy máu:
- Đau bụng đột ngột dữ dội sau bữa ăn.
- Shock nặng.
- Đau bụng, căng vùng thượng vị, Mayo – Robson (+).
- Amylaza máu, nước tiểu tăng.
Đau bụng Cấp cứu nội khoa
Cơn đau dạ dày (loét hoặc viêm):
- Đau thượng vị (đói hoặc no) nôn, ợ chua.
- Co cứng bụng, vùng đục gan còn.
- Tiền sử có cơn đau thượng vị theo chu kỳ.
Rối loạn vận động túi mật:
- Đau quặn gan.
- Không sốt, không vàng da.
Đau bụng hay gặp ở phụ nữ trẻ: lúc dậy thì, hành kinh, mang thai.
Đau bụng nội khoa có thể chuyển ngoại khoa, cần theo dõi tốt
Đau bụng Áp xe gan:
- Tam chứng Fontan.
- Nếu vỡ lên màng phổi thì phải phẫu thuật.
Đau bụng sỏi mật:
- Tam chứng Charcot + tắc mật.
- Khi túi mật căng to, shock mật thì cần phải mổ.
Giun chui ống mật:
- Đau bụng dữ dội, chổng mông thì đỡ đau.
- Khi có biến chứng thủng gây viêm phúc mạc thì phải mổ.
Đau vùng hố chậu, bụng dưới
Viêm ruột thừa:
- Đau HCP- sốt- bí trung đại tiện, MacBurney (+).
- BC tăng, thăm trực tràng (+), Douglas (+).
U nang buồng trứng xoắn:
- Đau hố chậu đột ngột.
- Shock, thăm âm đạo (+) có khối u.
Cách thăm khám bệnh nhân đau bụng
Khi thăm khám đau bụng cần lưu ý kết hợp giữa hỏi bệnh thật kỹ và các biện pháp sờ nắn, xét nghiệm.
Thăm khám bệnh nhân đau bụng bằng hỏi
Đặc điểm đau bụng:
- Vị trí xuất phát đau: đau thượng vị (bệnh dạ dày), đau HSP (bệnh gan).
- Hoàn cảnh xuất hiện: đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức (sỏi thận).
- Hướng lan: lan lên vai phải (sỏi mật).
- Tính chất mức độ đau:
Cảm giác đầy bụng: trướng hơi, thức ăn không tiêu.
Đau bụng như dao đâm, xoắn vặn: thủng, xoắn ruột.
Đau quặn từng hồi: quặn thận, quặn gan…..
Cảm giác rát bỏng: viêm dạ dày cấp…
Đau dữ dội đột ngột, chổng mông giảm đau: giun chui ống mật.
Hỏi các biểu hiện kèm theo đau:
- Liên quan tới tạng bị bệnh: nôn (dạ dày), ỉa lỏng (ĐT), đái máu (SN).
- Toàn thân: sốt rét, nóng (sỏi mật), shock (viêm tụy cấp)…
- Hỏi tiền sử nghề nghiệp:
Tiền sử: kiết lỵ (viêm đại tràng do lỵ amíp).
Công nhân sắp chữ in: đau bụng do nhiễm chì…
Khám lâm sàng bệnh nhân đau bụng
- Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, niêm mạc, da, lông tóc móng, tri thức.
- Khám bụng: nhìn, sờ, gõ, nghe, thăm trực tràng (TR), thăm âm đạo (TV).
Một số điểm đau MacBurney, thượng vị, môn vị-hành tá tràng…
Phản ứng thành bụng: cứng như gỗ, căng, ấu hiệu “ rắn bò”
Thăm trực tràngTR (Touch rectum), thăm âm đạo TV (Touch Vagina) và túi cùng Douglas (+) khi có viêm phúc mạc.
Xem phân, nước tiểu (màu, mùi).
Xét nghiệm bệnh nhân đau bụng
- X quang bụng: xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang.
- Máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, amylaza máu, nước tiểu, urê, bilirubin.
Nguyên nhân đau bụng
Đau bụng có thể có nhiều nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng đau bụng cấp tính hay đau bụng mạn tính.
Nguyên nhân đau bụng cấp tính
Chửa ngoài dạ con:
- Tắt kinh 3 tháng, đau đột ngột bụng dưới, máu ra âm đạo.
- Mất máu (shock, trụy tim mạch).
- Douglas (+), máu theo tay.
Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí cố định giúp chẩn đoán:
Đau bụng ngoại khoa:
- Thủng ruột do thương hàn.
- Người đang bị thương hàn đau bụng đột ngột.
- Shock mạch nhiệt độ phân ly.
- Có phản ứng phúc mạc.
- X quang có liềm hơi.
Đau bụng do Tắc ruột.
- Đau quặn từng cơn.
- Buồn nôn và nôn, bụng to, bí trung đại tiện.
- Quai ruột nổi, X quang: mức nước, mức hơi.
Đau bụng nội khoa:
Đau bụng kinh: đau, khi hành kinh đỡ.
Viêm đại tràng cấp do amíp: đau hố chậu trái, ỉa phân nhầy máu.
Đau bụng giun: Đau quanh rốn, Buồn nôn, nôn ra giun, Ỉa ra giun, xét nghiệm phân trứng giun (+).
Đau quặn thận: Đau ữ dội vùng thận lan xuống dưới tới sinh dục, Rối loạn bài niệu + X quang thấy sỏi niệu.
Nguyên nhân đau bụng mạn tính
- Đau âm ỉ HCP- có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện.
- Có dấu hiệu nhiễm lao.
Viêm đại tràng mạn tính:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD)
- Đau bụng, phân nhày máu, soi trực tràng có tổn thương.
Lao màng bụng: nhiễm lao, ỉa lỏng, có dịch bụng, mảng chắc.
Viêm phần phụ: đau hố chậu, rối loạn kinh, ra khí hư.
Các khối u ổ bụng: gan, lách, dạ dày, ruột.