Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để biết khi nào bạn đang trong quá trình chuyển dạ và chuẩn bị phải nhập viện.
Mục lục
Bụng tụt thấp xuống
Khi thai đã thuận ngôi, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, bạn sẽ có cảm giác bụng thấp xuống đó là dấu hiệu của việc bé đã muốn chào đời.
Các cơn co thắt xuất hiện
Nếu thấy các cơn co Braxton Hicks xuất hiện với tần suất tăng dần cách nhau từ 5 đến 7 phút thì bạn đang chuyển dạ. Một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu. Tuy nhiên nếu bạn mới gặp cơn co đầu tiên và tần xuất không liên tục, khoảng cách các cơn co dài. Bạn nên gọi bác sĩ của mình để được tư vấn nếu ngày sinh dự kiến chưa đến và bạn vẫn phải kéo dài tuần tuổi cho thai nhi
Cơn co Braxton Hicks trở nên hơi đau và kéo dài thường xuyên hơn khi thời gian chuyển dạ sắp đến, khoảng 10-20 phút một lần Tuy nhiên, những con co này thường kéo dài không lâu, kém dồn dập, bị đứt quãng hoặc thậm chí biến mất sau vài phút. Nó chính là cơn chuyển dạ giả.
Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra liên tục cứ 5 đến 10 phút một lần và cơn đau dần tăng lên.
Chuyển dạ thường khởi phát với những cơn co thắt xuất hiện tăng dần
Cổ tử cung thay đổi
Càng gần đến ngày sinh thì cổ tử cung càng có nhiều những thay đổi dễ nhận thấy như mềm hơn, hơi mở rộng một chút… Nếu thấy cổ tử cung mở rộng thì bạn nên sẵn sàng chờ sinh.
Vỡ nước ối
Nước ối có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Chất lỏng này có thể vỡ và chảy mạnh hoặc từ từ để báo hiệu quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.
Đừng nhầm lẫn nước ối và nước tiểu vì những ngày cuối cùng trước khi sinh, các mẹ thường khó kiểm soát được việc rỉ ra của nước tiểu. Để cẩn thận việc rỉ ối bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra khuẩn liên cầu nhóm B – xét nghiệm cần thiết trong tháng cuối thai kỳ. Nếu chất dịch lỏng trong suốt và xét nghiệm liên cầu khuẩn âm tính thì đó là dấu hiệu cho thấy mọi việc bình thường. Trái lại, nếu kết quả xét nghiệm dương tính hay dịch lỏng có màu nâu hoặc xanh thì bạn nên vào viện để các bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của thai nhi.
Lưu ý: Không phải lúc nào có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Do vậy bạn nên theo dõi cẩn thận những ngày sắp sinh.
Dấu hiệu chuyển dạ khác
Ngoài những dấu hiệu đã thấy ở trên (chuyển dạ giả, trước khi sinh vài tuần) thì có một số dấu hiệu chuyển dạ thực sự bạn nên để ý:
– Tử cung co thắt liên tục, mạnh mẽ, các cơn co thắt dài, gần nhau hơn.
– Cứ 10 phút một lần và mỗi lần đau khoảng 30 giây, tử cung co thắt liên tục không ngừng nghỉ và không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Cùng với những cơn co tử cung là các cơn đau dồn dập kéo đến.
– Bị ra máu hoặc vỡ nước ối.
Dấu hiệu bạn nên nhập viện
– Nghi ngờ vỡ nước ối: Bạn nên nhập viện nếu âm đạo tiết nước vàng, nâu.
– Không cảm nhận được thai máy hoặc bạn nhận thấy, tần suất thai máy giảm đi một cách khó hiểu.
– Bạn xuất hiện dấu hiệu ra máu; bạn bị đau bụng liên tục hoặc bị sốt.
– Bạn bắt đầu có những cơn co tử cung trước tuần thứ 37, đi kèm những dấu hiệu mà bạn phỏng đoán là có khả năng chuyển dạ sớm.
– Bạn liên tục bị đau đầu, thay đổi thị giác, đau bụng dưới, bụng bị sưng phồng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị mắc chứng tiền sản giật.
Khó có thể dự đoán chính xác thời điểm chuyển dạ ở thai phụ mỗi người có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên tập hợp các dấu hiệu trên và bằng linh cảm của người mẹ, các mẹ sẽ biết chính xác lúc nào phải nhập viện ngay.
Xem thêm: Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ