Một em bé 3 tháng tuổi bị mù một mắt sau khi chụp hình. Nguyên nhân được cho là do người chụp hình quên tắt đèn flash trong khi chụp quá gần. Thông tin trên được People’s Daily Online đăng tải hôm 27-7.
Mục lục
Theo lời các bác sĩ, bé trai bị tổn thương không thể khắc phục được do đèn flash của chiếc máy ảnh đặt cách xa khoảng 25 cm.
Bé trai bị mù mắt vì đèn flash chiếu quá gần
Trong những ngày qua, cư dân mạng đã bị sốc trước thông tin một bé trai sơ sinh ở Trung Quốc bị mù một mắt bị chói bởi ánh đèn flash máy ảnh ở cự ly gần. Tuy nhiên, nhiều người đang đặt ra câu hỏi: Ánh đèn flash có khả năng gây mù mắt trẻ em không?
Trong trường hợp của em bé người Trung Quốc, khi được đưa đến bệnh viện, các bác sỹ đã nói rằng mắt em đã bị tổn thương vĩnh viễn và không thể phục hồi bằng phẫu thuật. Ánh đèn flash đã phá hủy các tế bào trong điểm vàng của mắt-vốn là nơi tập trung ánh sáng, dẫn đến mất thị lực trung tâm. Đó là một kết luận khiến nhiều người rùng mình.
Thực hư chuyện ánh đèn flash có thể gây mù mắt
Ánh đèn máy ảnh không có khả năng gây ra những tổn thương nặng nề
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Alex Levin, trưởng khoa khám mắt trẻ em và các bệnh di truyền về mắt tại bệnh viện mắt Wills Eye ở Philadelphia (Mỹ), nếu câu chuyện về tai nạn này là thật, thì đã có rất nhiều em bé bị mù theo cách tương tự và cho rằng những chi tiết của câu chuyện là “không thể hiểu được.”
“Khi phẫu thuật cho các em bé, chúng tôi chiếu đèn rất sáng thẳng vào những phần nhạy cảm nhất của mắt trong vòng tối đa 30 phút một lần, nhưng không có bé nào bị mù cả. Võng mạc vẫn hoạt động bình thường, và cực kỳ khó có khả năng ánh sáng có thể khiến mắt bị mù.”
Theo tiến sỹ Levin, em bé trong câu chuyện có thể đã bị mù một bên mắt bẩm sinh, nhưng các bác sỹ chỉ mới phát hiện ra điều đó sau khi thăm khám. “Gắn chuyện bị mù với chuyện chụp ảnh là không đúng. Không có khả năng ánh đèn máy ảnh lại có thể gây tổn thương nặng đến thế,” ông cho biết. Điều này cũng đúng với cả ánh mặt trời cực mạnh.
Tia laser có thể gây bỏng mắt
Bác sỹ Levin cho biết, nguồn sáng duy nhất mà các bậc cha mẹ cần giữ mắt con mình tránh xa để bảo vệ các em chính là đèn laser. “Ánh sáng đó có thể làm tổn thương võng mạc. Tia laser là một nguồn sáng có độ tập trung lớn, có khả năng gây bỏng mắt.”
Tuy nhiên, bác sỹ Levin cũng nói rằng, mắt một em bé bị tia laser quét qua trong vài giây cũng không có vấn đề gì. “Tia sáng chỉ lướt nhanh qua mắt và không có khả năng gây nguy hiểm,” ông nói./.
Theo giáo sư, tiến sĩ (GS.TS), Thầy thuốc Nhân dân (TTND) Đỗ Như Hơn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, thông tin này ông chưa từng nghe thấy và cũng chưa gặp tài liệu nào nói về tác hại của đèn flash đến mắt. Ông liên tục khẳng định đây là lần đầu tiên nghe thấy.
Giáo sư Hơn cho biết, mắt có thể bị tổn thương với tia hồng ngoại, tia cực tím khi nhìn mặt trời hay điện hàn quá lâu, quá gần. Lúc này mắt có thể gây bỏng giác mạc hoặc bỏng sâu hơn ở trong võng mạc. Nhưng đèn flash có thể gây bỏng thì chưa thấy chuyên gia nào nhắc đến.
Sau hàng chục năm nghiên cứu về mắt, giáo sư Hơn cho biết ánh sáng từ đèn flash khó có thể gây bỏng võng mạc mắt, kể cả khi cấu trúc mắt của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, như thông tin vừa qua.
Benh.vn