Viêm họng cấp tính là bệnh lý phổ biến hàng đầu ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về viêm họng cấp tinh và những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị căn bệnh này.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp tính là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc và các tổ chức dưới niêm mạc họng. Đây là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, hay xuất hiện trong mùa thu và mùa đông.
Với tính chất cấp tính, triệu chứng của bệnh thường rầm rộ. Viêm họng cấp có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với các bệnh lý mũi-họng khác như viêm Amidan, viêm mũi, viêm xoang,…
Bất cứ ai đều có thể mắc bệnh, nhưng viêm họng cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi là thường gặp nhất.
Triệu chứng phổ biến của viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp tính có thể nhận biết dễ dàng với các triệu chứng sau đây:
Triệu chứng tại chỗ:
- Đau, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng họng.
- Một cảm giác khó nuốt và cảm thấy khó chịu khi ăn uống.
- Một số trường hợp có cảm giác có vật nặng trong họng.
Triệu chứng cơ năng:
- Ho khan, ho kèm theo đờm hoặc không.
- Khản tiếng hoặc mất tiếng do viêm niêm mạc họng.
- Cảm giác hắt hơi, ngứa họng, khó thở nhẹ.
Triệu chứng toàn thân:
- Sốt, thường là sốt nhẹ đến vừa.
- Mệt mỏi, khó chịu.
- Đau đầu, đau cơ, hoặc khó ngủ.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra viêm họng cấp. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là vi khuẩn và virus.
Virus: Viêm họng cấp tính do virus chiếm tới 70% số ca bệnh. Các virus thường gặp gây viêm họng cấp bao gồm Rhinovirus, Influenza virus (virus cúm), Respiratory Syncytial Virus (RSV), và Coronavirus. Triệu chứng của viêm họng do virus thường bao gồm:
- Đau họng và khó chịu.
- Sổ mũi hoặc ngứa mũi.
- Ho khan hoặc ho có đờm nhẹ.
- Sốt nhẹ hoặc không có sốt.
Vi khuẩn: Một số vi khuẩn phổ biến gây viêm họng cấp tính là Streptococcus pyogenes (vi khuẩn liên cầu), Haemophilus influenzae, và Streptococcus pneumoniae. Triệu chứng của viêm họng do vi khuẩn thường nặng và kéo dài hơn so với viêm họng virus, bao gồm:
- Đau họng đột ngột và nghiêm trọng hơn.
- Sốt cao và kéo dài.
- Có mủ trắng hoặc vàng trong họng.
- Có triệu chứng viêm họng kéo dài trên 7-10 ngày.
Ngoài virus và vi khuẩn, viêm họng cấp tính còn có thể xảy ra bởi những yếu tố khác như tiếp xúc với không khí lạnh, hút thuốc lá, hoặc do trào ngược dạ dày gây kích thích niêm mạc họng.
Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với các nguyên nhân này đều có thể phát bệnh. Viêm họng cấp dễ gặp khi người bệnh có những yếu tố nguy cơ như:
- Suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém.
- Tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên.
- Sống trong môi trường ô nhiễm không khí.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể kích thích niêm mạc họng.
Nguy cơ của bệnh viêm họng cấp
Trong trường hợp viêm họng do virus, thường có xu hướng tự giảm triệu chứng sau khoảng 7-10 ngày, đồng thời người bệnh cũng có thể tự phục hồi mạnh mẽ nhờ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, viêm họng cấp do vi khuẩn thường kéo dài và nặng hơn và có thể cần phải điều trị bằng kháng sinh để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Hơn nữa, khả năng lây nhiễm của viêm họng cấp là rất cao. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc với giọt bắn từ đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc cảm thấy khó chịu trong vùng họng.
Không chỉ vậy, nếu điều trị viêm họng không đúng cách, để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em – đối tượng nhạy cảm. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Viêm tai giữa
- Viêm amidan
- Viêm phế quản – viêm phổi
- Bệnh thấp tim, viêm cầu thận do liên cầu
Lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp uống thuốc gì phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virus. Cụ thể:
Nguyên nhân gây viêm họng cấp là virus:
- Chống viêm: Corticoid (Prednisolon, Methylpredinisolon,…), NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen,…)
- Giảm đau hạ sốt: Paracetamol, NSAIDs.
- Giảm ho long đờm: Ambroxol, Dextromethorphan, Bromhexin, Codein,…
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin C.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp là vi khuẩn:
- Kháng sinh: Amoxicillin/Clavulanic, Ampicillin, Azithromycin, Clarithromycin, Cefuroxime,…
- Giảm đau hạ sốt: Paracetamol, NSAIDs.
- Giảm ho long đờm: Ambroxol, Dextromethorphan, Bromhexin, Codein,…
- Chống viêm: Corticoid (Prednisolon, Methylpredinisolon,…), NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen,…)
Theo hướng dẫn điều trị viêm họng của Bộ Y Tế, các trường hợp viêm họng cấp tính ở người trên 3 tuổi cần được điều trị với kháng sinh tương tự như viêm họng cấp tính do nhiễm liên cầu khi không có xét nghiệm xác định virus hoặc vi khuẩn.
Viêm họng là bệnh phổ biến và dễ điều trị. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng lạm dụng kháng sinh điều trị viêm họng cấp đang diễn ra phổ biến ở cả cán bộ y tế và người dân. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và gây khó khăn trong việc lựa chọn thuốc hơn. Hơn nữa, sử dụng kháng sinh bừa bãi còn làm tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ, kéo dài thời gian và tốn kém chi phí điều trị.
Do vậy, để hạn chế tối đa những nguy cơ này, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm họng cấp:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất, độ dài đợt điều trị, không tự ý tăng, giảm liều thuốc.
- Không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.
- Không tự ý dùng lại đơn cũ có kháng sinh do kháng sinh là thuốc kê đơn và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung các biện pháp sát khuẩn tại chỗ vùng hầu họng như các chế phẩm chứa Povidone Iod (xịt họng Betadine), Nano bạc chuẩn hóa TSN (Súc họng miệng PlasmaKare, Xịt họng PlasmaKare HSpray).
Các biện pháp trị viêm họng cấp tính tại nhà hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc, một số biện pháp trị viêm họng cấp tính tại nhà có thể giúp cải thiện triệu chứng và rút ngắn quá trình điều trị.
Gừng tươi trị viêm họng cấp tính
Gừng tươi là một loại dược liệu tự nhiên có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các hoạt chất Gingerol, Gingerdiol có trong gừng tươi giúp giảm sưng viêm và cảm giác đau trong họng, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể đối phó với vi khuẩn và virus gây viêm họng.
Cách sử dụng gừng trị viêm họng:
- Ngậm một lát gừng tươi mỏng.
- Uống trà gừng mật ong hàng ngày.
Súc họng miệng hỗ trợ điều trị hiệu quả
Súc họng là biện pháp làm sạch và làm dịu triệu chứng viêm họng hiệu quả. Người bệnh viêm họng có thể súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn chứa Chlorhexidine, Povidone Iod hoặc Nano Bạc.
Đối với viêm họng cấp tính ở trẻ em, bà bầu và người nhạy cảm mùi, các dung dịch chứa nano bạc được đánh giá là dễ sử dụng hơn cả nhờ Nano bạc không có mùi vị khó chịu. Không chỉ có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, nano bạc còn có tác dụng chống viêm và hỗ trợ làm lành niêm mạc họng bị tổn thương.
Hiện nay, súc họng miệng PlasmaKare là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa nano bạc chuẩn hóa thế hệ mới với hiệu quả và độ an toàn cao hơn các dòng súc họng chứa nano bạc kim loại thông thường.
Bạc hà giảm ho và làm dịu họng
Tinh dầu bạc hà được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh đường hô hấp nhờ tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng và làm thông thoáng niêm mạc họng.
Cách sử dụng bạc hà giảm viêm họng:
- Giã nhuyễn một nắm lá bạc hà tươi, sau đó vắt lấy nước và uống hàng ngày
- Hãm lá bạc hà với trà và uống khi còn ấm trong vòng 3 – 4 ngày.
Chanh ngâm mật ong trị viêm họng cấp hiệu quả
Mật ong có tác dụng giảm ho, đau rát họng rất tốt nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Ngoài ra, mật ong còn bảo vệ niêm mạc họng khỏi tổn thương khi ho khan, ho kéo dài. Chanh chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Do vậy, kết hợp chanh và mật ong có thể cải thiện viêm họng cấp hiệu quả.
Cách sử dụng chanh ngâm mật ong giảm viêm họng: Cho mật ong và vài lát chanh tươi vào nước sôi, ủ 15 – 20 phút và đem uống khi còn ấm.
Lá tía tô hạ sốt, bổ phế và trị ho
Lá tía tô chứa nhiều hợp chất sinh học như Flavonoid, Polyphenol, Acid hữu cơ, tạo thành một hệ thống chống oxy hóa và kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ vậy, lá tía tô có khả năng hạ sốt, giảm ho và làm dịu các triệu chứng viêm họng cấp tính như đau rát họng, sưng họng.
Cách sử dụng lá tía tô trị viêm họng:
- Ngậm lá tía tô tươi
- Nấu nước tía tô và uống hàng ngày.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp tính do virus có thể cải thiện ngay bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và tăng cường miễn dịch tại nhà. Do vậy, người bệnh cần chú ý:
- Vệ sinh tay và đồ dùng sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
- Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống viêm, chống oxy hóa như trái cây, rau củ, các loại hạt.
- Vận động thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc và tránh dùng chung đồ dùng với người khác hoặc người mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
- Không được hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn như nước súc miệng chứa Nano bạc chuẩn hóa TSN của PlasmaKare.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng cấp tính và những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị căn bệnh này. Điều trị viêm họng cấp tính đòi hỏi sự đánh giá chính xác nguyên nhân, từ đó sử dụng thuốc một cách hiệu quả để tránh tình trạng kháng thuốc và nguy cơ tác dụng phụ cho người bệnh.