Trẻ chán ghét việc học xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ là làm sao giúp con thoát khỏi việc chán học này. Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Mục lục
1. Nhận định vấn đề
Bước đầu tiên để giúp trẻ không còn chán học nữa, bạn cần xem xét đâu là vấn đề. Trẻ cảm thấy khó ghi nhớ bài học hay vì không thích môn học đó, hay phương pháp dạy học không hấp dẫn trẻ. Một khi xác định được vấn đề do đâu, bạn sẽ tìm ra cách để giúp chúng học tốt hơn.
2. Cách dạy học vui vẻ, tích cực
Đôi khi không phải trẻ không thích môn học đó mà đơn giản là do cách truyền đạt kiến thức không thú vị. Vì vậy, hãy tiếp cận trẻ theo cách vui vẻ, dễ hiểu để khơi dậy sự hứng thú học tập của trẻ. Chẳng hạn như nhiều trẻ thấy môn học lịch sử rất nhàm chán, khô khan và khó nhớ, nhưng bạn có thể thay đổi suy nghĩ đó bằng cách kết hợp những câu chuyện lịch sử sinh động và thú vị.
Việc học dễ dàng trở nên nhàm chán khi trẻ phải học thuộc lòng nhiều kiến thức.
3. Nâng cao tính tương tác
Việc học dễ dàng trở nên nhàm chán khi trẻ phải học thuộc lòng nhiều kiến thức. Các bảo tàng chính là nơi tái hiện lịch sử một cách sống động và bạn có thể dẫn trẻ đến đó để khích lệ chúng yêu thích môn học đó hơn. Bằng cách tăng cao tính tương tác giữa trẻ và môn học, trẻ sẽ cảm thấy môn học gần gũi và dễ nắm bắt hơn.
4. Liên hệ với thực tế
Những gì trẻ học trong sách vở đôi khi hơi xa rời thực tế, vì vậy, chúng không nhận ra sự hữu ích của việc học. Bạn hãy cố gắng chỉ ra những mối liên hệ giữa bài học với thực tế để chúng thấy bài học thiết thực và gần gũi hơn. Điều đó sẽ đánh thức sự hứng thú và khiến trẻ chăm chỉ học hơn.
5. Mang lại niềm vui
Trẻ phải học một số môn chúng không thích thú, do đó, để trẻ yêu thích học hơn, hãy tìm cách biến môn học trở nên hấp dẫn. Chẳng hạn, nếu trẻ không thích học toán, bạn hãy minh họa các con số khô khan bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh. Chúng sẽ bị thu hút và quên đi thực tế rằng đó là một môn học chán ngắt.
Bạn hãy khuyến khích trẻ khám phá và tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của bài học.
6. Chỉ ra những lợi ích của việc học tập
Học tập chăm chỉ không chỉ giúp trẻ đạt điểm số cao và có một học bạ tốt, bạn cần chỉ rõ cho trẻ hiểu rõ lợi ích của việc học. Ngoài ra, việc học sẽ giúp trẻ rèn luyện thêm nhiều kĩ năng như nghiên cứu, quản lí thời gian… Nếu trẻ hiểu được chúng sẽ học được những kĩ năng hữu ích và cải thiện kết quả học tập, điều đó sẽ là động lực rất lớn cho trẻ.
7. Khuyến khích trẻ tìm tòi khám phá nhiều hơn
Nếu việc học bị ép buộc, trẻ sẽ cảm thấy khó tiếp thu, vậy nên bạn hãy khuyến khích trẻ khám phá và tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của bài học. Cách này có thể khiến bài học nhàm chán trở nên mới mẻ hơn và kích thích tính khám phá của trẻ. Cho dù đó là môn học chính thức hay không, miễn là trẻ học được nhiều điều bổ ích cho cuộc sống và làm giàu vốn kiến thức. Điều quan trọng nhất là bạn phải khơi dậy sự đam mê ở trẻ.