Hình ảnh tuyến vú rất thay đổi ở người phụ nữ này đến người khác. Việc nhận ra các hình thái đa dạng của tuyến vú là điều cần thiết, nhằm đễ không lầm lẫn giữa bình thường và bệnh lý nhất là đối với các tổn thương dạng u.
Mục lục
Các kỹ thuật siêu âm tuyến vú hiện nay
Nên dùng đầu dò thẳng (linear) có tần số cao lớn hơn hay bằng 7.5Mhz, có độ ly giải cao. Đầu dò phải luôn vuông góc với mặt da.
Số vùng “focus” không nên để quá sâu (focus càng sâu hình ảnh càng chậm).
Vùng sau quầng vú dễ bỏ sót sang thương, nên cho đầu dò nằm chếch và hướng tâm sẽ dễ thấy được cấu trúc trong lòng ống hoặc bệnh nhân ở thế ngồi, tuyến vú được đặt trên mặt phẳng cứng để đầu dò vuông góc với các ồng tuyến sữa.
Khi đè đầu dò, độ ly giải về độ sâu giãm đi do đường đi của sóng âm truyền đi trong không gian ngắn nên sẽ giãm được năng lượng mất đi, nhờ vậy các cấu trúc nằm sâu quan sát được rõ hơn.
Mô mỡ thâm nhập vào tuyến vú gặp trong vú mỡ hay vú sợi mơ, dễ chẩn đoán lầm là bướu vú, cần thiết xoay đầu dò 90 độ, bướu vú luôn nhìn thấy được ở hai mặt cắt vuông góc nhau.
Khảo sát vú phải khảo sát cả hố nách.
Tuyến vú bình thường
Tuyến vú bình thường thể hiện một sức khỏe phụ nữ bình thường không có khối u, không thấy bất thường trên siêu âm.
Vài nét về giải phẫu
Mô tuyến vú phân bố nhiều ở 1/4 trên ngoài.
3 thành phần chính của vú: ống tuyến, mô sợi và mô mỡ. Tỉ lệ mô tuyến vú/ mô liên kết thay đổi tùy theo tuổi, thể tạng, giai đoạn sinh lý. Từ đó làm cho hình ành tuyến vú rất đa dạng.
Có 15 – 20 thùy / vú và 38 – 80 tiểu thùy / thùy.
Lớp mỡ sau tuyến vú giúp cho vú trượt tương đối so với lớp cơ ngực.
Các bóng lưng do dây chằng Cooper tạo ra sẽ mất đi khi ép vú.
Khoảng 30 tuổi, bắt đầu sự thoái triển đầu tiên trong chủ mô tuyến vú để thay thế bằng mô sợi và mô mỡ. Sự thoái triển này khác nhau giữa người này với người khác và nhịp độ thoái triển cũng khác nhau ngay trên một cá thể.
Thời kỳ mãn kinh, tuyến vú thoái hóa chứa rất nhiều mô mỡ.
Các thay đổi thường gặp: tật thừa tuyến vú (polymastia) và tật thưà núm vú (polythelia).
Giải phẫu Siêu âm
Da: khó thấy nếu đặt đầu dò sát mặt da. Người trẻ da dầy hơn người già, nhưng mỏng hơn 3 mm.
Lớp mỡ dưới da (lớp mỡ trước tuyến vú): có cấu trúc echo kém, bên trong có các đường mỏng echo dầy, dây chằng Cooper, mào Duret.
Khối sợi – tuyến vú gồm:
Ống tuyến vú, ống gian tiểu thùy, ống tận cùng, tiểu thùy, đơn vị tiểu thùy – ống tận.
Mô liên kết: mô gian thùy chứa mô sợi, mỡ; mô trong tiểu thùy chứa limphô bào, mô bào, tương bào, đại bào: khó phân biệt trên siêu âm.
Lớp mỡ sau tuyến vú( lớp mỡ trước cơ ngực): dầy, mỏng hay không có phụ thuộc thể tạng.
Núm vú: ngay sát đầu dò, có bóng lưng. Hình bầu dục, tròn.
Vùng sau núm vú: do các ống sữa chánh song song với chùm tia nên khó phát hiện bệnh lý trên siêu âm.
Đôi khi thấy được các tuyến vú phụ, thường gặp nhất là ở hố nách, trong mô mỡ dưới da. Dễ nhận biết nhất trong giai đoạn có thai và cho con bú vì tuyến vú này cũng phát triển như vú chánh. Ngoài giai đoạn này thường dễ lầm với mô mỡ.
Những biến đổi bình thưòng và thay đổi theo tuổi của tuyến vú
Tuổi dậy thì: mảng echo kém vùng sau quầng vú, do mô vú chứa ít ống tuyến phân nhánh.
Vú của người trẻ: lớp mỡ rất ít, mô tuyến thường nhiều hơn sợi, khá đồng nhất. Tùy theo tỉ lệ và sự phân bố của sợi và tuyến mà tổn thương sẽ dễ hay khó phát hiện.
Tuổi trung niên: hình ảnh vú rất đa dạng phụ thuộc vào sự phân bố của mô tuyến, sợi và mỡ. Lớp mỡ trước và sau vú rõ. Tuyến vú echo dầy không đồng nhất, có thể thấy được các ống tuyến echo kém 1-2 mm, nhất là ở vùng ¼ trên ngoài hay những vùng echo kém rãi rác gọi là đảo tuyến (# tiểu thùy), các đảo này thay đổi về kích thước, số lượng, hình thái và sự phân bố.
Thoái hóa: tuyến vú mỏng echo dầy thường đồng nhất, lớp mỡ trước và sau dầy, được goị là vú mỡ.
Thai và cho bú:
- Có thai: tuyến vú echo kém do tăng kích thước của đơn vị ống tận cùng-tiểu thuỳ và giãm mô liên kết.
- Cho bú: tuyến vú echo kém đồng nhất, ống tuyến thấy được hay không phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lần cho bú cuối đến khi khảo sát siêu âm.
Ở nam: vú chứa ít ống tuyến, lớp mỡ tùy theo thể tạng mà dầy hay mỏng.
Thay đổi sợi – bọc (TĐSB = Fibro – cystic changes) là hiện tượng sinh lý xảy ra trong quá trình biến đổi của tuyến vú do sự tác động của nội tiết. Hiện tượng này luôn tồn tại trên tuyến vú, bắt đầu từ khi người phụ nữ thấy kinh lần đầu tiên cho đến khi mãn kinh và gây ra sự thay đổi về hình thái của tuyến vú. Sự trong suốt hóa (hyalinization) của mô liên kết và sự tác động của nội tiết lên biểu mô và mô liên kết làm cho TĐSB có nhiều hình thái khác nhau.
Các tiêu chuẩn siêu âm chẩn đoán Ung thư vú
Ung thư không có tạo u: 5 – 10% carcinôm (Car.) không có tạo thành khối u nên khó phát hiện trên SA. Hoặc các Carcinom. trong ống: không phát hiện trên SA ở giai đoạn sớm.
Một số Ca, tiểu thùy xâm lấn chỉ làm thay đổi cấu trúc vú và tạo bóng lưng trên mô tuyến, không có bướu nên cần CĐPB với thay đổi sợi bọc (TĐSB).