Tại Hội nghị khoa học giới thiệu kỹ thuật tiên tiến laser trong điều trị các bệnh về mắt vừa diễn ra ở Hà Nội, thống kê nhãn khoa gần đây cho thấy cứ 3-4 học sinh lại có một em bị tật khúc xạ.
Mục lục
Và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, còn vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 15-20%. Theo một nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ 40-45%, ở những quận nội đô có nơi lên đến 55 – 60%.
Tật khúc xạ đã và đang nổi lên trở thành một trong những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập và tương lai của các em học sinh. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một đánh giá khảo sát tổng thể mang tầm quốc gia về tỷ lệ tật khúc xạ ở Việt Nam.
Hiểu sai về tật khúc xạ có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Nguyên nhân gây tật khúc xạ
Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ học đường do nhiều nguyên nhân, trong đó, vấn đề thiếu ánh sáng hay sai tư thế học tập thời gian dài, dinh dưỡng chưa đáp ứng, bổ sung đầy đủ các vitamin, thời gian học tập căng thẳng và liên tục, không cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn, lạm dụng máy tính, chơi game, xem tivi quá nhiều…khiến cho tật khúc xạ ngày càng tăng.
Thói quen sai lầm
Trong khi đó, ý thức của cộng đồng, của các bậc phụ huynh về tật khúc xạ lại hạn chế, thậm chí có nhiều người hiểu sai.
Có một số mẹ dù có đơn kính bác sỹ cấp nhưng không cho con trai đeo kính vì quan niệm: không nên đeo kính, càng đeo nó sẽ càng tăng… Thậm chí, chị còn có ý định đưa cậu con trai đến ông thầy lang để bấm huyệt chữa cận thị…
Không nên đeo kính, càng đeo càng tăng số là quan niệm sai (Ảnh minh họa)
Một thói quen khác thường gặp nữa là người dân tự ý dẫn con mình đến các cửa hàng kính thuốc để đo, lắp mắt kính cho con em mình khi họ nghi các em mắc tật khúc xạ.
Với nhiều nguyên nhân khác nhau, và nhận thức như vậy nên nhiều trường hợp bị tật khúc xạ đã biến chứng sang nhược thị sâu, bong võng mạc,…nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, không thể chỉnh kính, cấp kính.
Phương pháp đúng đắn
Theo các bác sỹ Hoàng Cương – BV Mắt TW: “việc đeo kính để điều chỉnh tật khúc xạ là cần thiết và phương pháp duy nhất đối với học sinh khi mắc tật khúc xạ”. Tuy nhiên, trên thực tế, yêu cầu này bị xem nhẹ khiến tật khúc xạ học đường đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều đôi mắt của các em học sinh có nguy cơ từ “tật” biến chứng thành “bệnh”!
Theo kết quả nghiên cứu “Thái độ của phụ huynh, học sinh và giáo viên về việc sử dụng kính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí.Minh” được thực hiện tại 16 trường học ở Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2011, có tới 80% tỷ lệ học sinh tiểu học và THCS cảm thấy không thích nếu phải đeo kính; 30% học sinh không thông báo những dấu hiệu tật khúc xạ như: nhức đầu/nhức mắt/mỏi mắt/mờ mắt sau các hoạt động học tập, chơi game, đọc truyện…
Mùa hè – cơ hội giảm cận thị ở trẻ
Có nhiều cách giúp trẻ em giảm căng thẳng cho mắt như tăng cường chiếu sáng trong lớp học, hạn chế xem truyền hình hay chơi game, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E… Với những trẻ mắc tật khúc xạ có thể can thiệp, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Hạn chế hiện tượng bị tật khúc xạ ở trẻ em
Benh.vn