Hiện tượng chuyển giới đã xuất hiện ở Việt Nam nhiểu năm, song đến nay, vẫn chưa có những quy định pháp luật cụ thể thừa nhận giới tính thật sự của người chuyển giới. Chịu đau đớn về thể xác để phẫu thuật nhưng người chuyển giới vẫn chưa được là chính mình bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử… Bài viết dưới đây là thực trạng cuộc sống của những người đã chuyển giới, qua đó giúp những người có ý định chuyển giới có suy nghĩ và quyết định đúng đắn trước khi chuyển đổi giới tính của mình.
Mục lục
Tỷ lệ chuyển giới ở Việt Nam
Việt Nam, hiện chưa có cuộc tổng điều tra nào về số lượng người chuyển giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tỷ lệ người chuyển giới ở Việt Nam tương đương với thế giới, chiếm từ 0,1% đến 0,5% dân số.
Nghiên cứu bước đầu về người chuyển giới tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) thực hiện mới đây cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa về người chuyển giới ở Việt Nam.
Quan niệm của Việt Nam về người chuyển giới
Thời gian qua, dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về người chuyển giới qua câu chuyện của: Cindy Thái Tài, ca sĩ Hương Giang, ca sĩ Lâm Chí Khanh, cô giáo Quỳnh Trâm, nhà thiết kế trẻ Franky Nguyễn… Đó chỉ là số nhỏ trong khoảng 10.000 người chuyển giới ở Việt Nam.
Phẫu thuật chuyển giới (Ảnh minh họa)
Đa số, mọi người đều phản đối chuyển giới… nhiều người còn cho rằng, chuyển giới là một trào lưu nhất thời.. Tuy nhiên, một số thành viên trong giới trẻ “thông cảm” hơn thì họ giữ im lặng….
Sự kỳ thị của gia đình và xã hội
Phản ứng từ gia đình và xã hội
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người chuyển giới khá phổ biến và ở mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với người đồng tính.
Bên cạnh việc bị kỳ thị do có quan hệ đồng giới, họ còn bị phản ứng từ gia đình, bạn bè, cộng đồng do sự thể hiện giới tính khác với vai trò giới được mong đợi. Khảo sát của iSEE cho thấy, 49,4% người chuyển giới từ nữ sang nam đã từng bị cha mẹ ép trở nên nữ tính hơn. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử diễn ra phổ biến trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Mọi người đều quan niệm rằng, chuyển giới là “bệnh hoạn” và do “a dua” mà ra. Phản ứng của gia đình thường là phản đối, nhiều trường hợp phụ huynh ép con đi gặp bác sĩ tâm lý với hy vọng điều chỉnh con mình sống đúng với giới tính sinh học.
Bạo lực thể chất và tinh thần
Bên cạnh hình thức phổ biến là bạo lực lời nói, nhiều người còn bị đánh đập, thậm chí đuổi ra khỏi nhà. Một người chuyển giới từ nam sang nữ ở TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Ngày nào cũng bị ba mẹ cằn nhằn về giới tính, cứ la và bảo không thể chấp nhận một thằng con trai như vậy. Ba mẹ nói: “Mày là thứ gì chứ không phải là người!”.
Bị lạm dụng và đối xử tàn tệ
Người chuyển giới thường không có công việc ổn định. Do sự kỳ thị nên các doanh nghiệp, công ty… không tiếp nhận những người chuyển giới vào làm việc. Đây là nguyên nhân kéo theo một loạt những hệ quả khác trong cuộc sống…. Khi thất nghiệp, họ phải làm đủ thứ nghề…
Không chỉ có thế, họ còn bị nhiều người lạm dụng thân thể để giải quyết nhu cầu sinh lý bởi họ thích thú với những điều lạ, thích được cười và hành hạ trên nỗi đau khổ của người khác. Nếu phản kháng lại thì họ bị chửi rủa, đánh đập một cách thậm tệ.
Cuộc sống sau phẫu thuật chuyển giới
Chuyện phòng the
Chuyện phòng the của những người chuyển đổi giới tính vẫn diễn ra bình thường. Thậm chí, nếu gặp đối tác tốt, họ còn được viên mãn hơn so với nhiều cặp bình thường khác.
TS. Lê Vương Văn Vệ, giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
“ Để thực hiện một ca chuyển giới, bác sĩ sẽ phải tiến hành hai lần phẫu thuật. Đầu tiên là lấy đi những cơ quan sinh dục chính như “hạt lạc”, “cậu nhỏ”, “túi”… ở nam giới hay buồng trứng, “hai trái đào” ở nữ giới, cấy lắp bộ phận giả vào để cho giống với người muốn chuyển thành nam, hoặc ngược lại đục lỗ, tạo hình “cô nhỏ”, “trái đào” cho người muốn làm nữ. Thời gian tái tạo bộ phận sinh dục nữ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 9 – 10 ngày.
Để tạo hình “cô nhỏ”, các bác sĩ sẽ giữ một phần nhỏ của đầu “cậu nhỏ” vẫn còn nguyên mạch máu, sau đó tạo một “khoan” ống rỗng ở tầng sinh môn giữa bàng quang và trực tràng. Tiếp đến chuyển vạt da hoặc ghép da che phủ cho thành ống giống như lớp biểu mô âm đạo, bên ngoài phải phẫu thuật tạo hình vùng kín cho người được phẫu thuật sẽ cảm thấy rung động một cách hết sức tự nhiên như một nữ giới khi tiếp xúc ái ân. Người phẫu thuật sẽ có được một cơ quan sinh dục nữ bên ngoài trông hết sức tự nhiên và thỏa mãn về mặt thẩm mỹ.
Sau đó, “người bệnh” sẽ tiếp tục trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nhỏ khác để chỉnh sửa cho hợp với hình dáng bên ngoài đặc trưng cho giới tính mà họ thích như làm ngực, lông mày, độn cằm, sửa môi, bơm mỡ vào dưới lớp da mặt cho da dẻ mịn màng… Giai đoạn hoàn thiện này tốn khá nhiều tiền bạc”
BS. Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Việt Đức
“Với một ca chuyển đổi giới tính từ nữ thành nam theo Có rất nhiều kiểu tạo mới “cậu nhỏ”. Có thể dùng vạt da của vùng bẹn- nơi tập trung nhiều dây thần kinh tạo “cảm hứng”, vùng đùi hoặc vùng cánh tay.
Hiện nay với kỹ thuật vi phẫu người ta có thể dùng da tay, động mạch quay ở vùng cẳng tay, cuốn vào thành hình ống “cậu nhỏ”, sau đó lồng một ống sonde cao su ở giữa và cuộn lại. Để đảm bảo chức năng tiểu tiện, các bác sĩ sẽ cuộn hai vòng, tạo thành một ống giống hệt “cậu nhỏ” thật.
Để “cậu nhỏ” mới có thể sống được, thầy thuốc sẽ khâu nối với các mạch máu và dây thần kinh vùng bẹn. Tiếp đến là đưa vào lõi của bộ phận sinh dục nam vừa được tạo hình một miếng sụn (sụn tự thân hoặc nhân tạo) vào bên trong để đảm bảo cho người được phẫu thuật sau này cũng có thể “dương oai”.
Khi “cậu nhỏ” đã có thể sống được, các chuyên gia về niệu đạo sẽ thực hiện công việc của mình để người được chuyển giới có thể thay đổi cách thức tiểu tiện, từ ngồi sang đứng…”
Không thể sinh con
Theo TS. Lê Vương Văn Vệ
“Ở Việt Nam, Luật Chuyển đổi giới tính vẫn đang trong thời kỳ “thai nghén” nên dù hoàn toàn có đủ khả năng về chuyên môn và trang thiết bị y tế phục vụ cho một cuộc “đại phẫu” chuyển đổi giới tính với mức giá thấp hơn ở Thái Lan từ 8-9 lần nhưng các bác sĩ Việt Nam vẫn chưa được phép thực hiện.
Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật thẩm mỹ tuyệt hảo thì cũng không thể tạo được một cơ quan sinh dục hoạt động sinh lý giống như tự nhiên. “Cậu nhỏ” giả sau khi lắp vào mỗi khi hoạt động phải tự khởi động bằng cách bơm căng lên hoặc thường xuyên phải mang “cậu nhỏ” ở trạng thái cứng (nếu được ghép từ những sụn sườn tự thân hoặc nhân tạo).
Ngoài ra, những người này sẽ chấp nhận không bao giờ có con hoặc đã có rồi thì không thể có thêm nữa bởi phẫu thuật chỉ mang được hình dáng bên ngoài cho họ, nhưng không thể nào giúp thực hiện chức năng tự nhiên.
Việc phẫu thuật để chuyển đổi giới tính chỉ là khâu nhỏ trong cả quá trình chuyển đổi giới cho một người. Điều quan trọng là tâm lý của người được chuyển đổi giới sau khi hoàn thành cuộc “đại phẫu”. Vì sau khi chuyển đổi giới tính, bệnh nhân cần phải được theo dõi về mặt sức khỏe, tâm lý, quá trình hòa nhập cộng đồng trong nhiều năm”
Tâm sự của một người chuyển giới
C.T 24 (TP. HCM)
Khi chào đời, C.T là một bé trai bụ bẫm đáng yêu…Tuy nhiên “Từ khi biết suy nghĩ, biết nhận thức, tôi đã thích mặc đồ con gái, nuôi tóc dài….”.
“Ngày ấy, khi cầm hoocmon nữ trên tay, tôi mang đến nhờ bác sỹ tiêm hộ và hỏi xem đây là thuốc gì, có tác hại ra sao. Khi ấy, bác sỹ nói đây là một loại thuốc có tác dụng làm đẹp cho da. Một thời gian sau, tôi có năn nỉ thế nào bác sỹ không tiêm giúp nữa, vì đây là loại thuốc không có ở Việt Nam, có nhiều tác dụng xấu với sức khỏe của người sử dụng. Lúc ấy, tôi phải học cách tự tiêm cho chính mình”.
Tiêm hoocmon vào người, sức khỏe suy giảm rõ rệt, không thể làm những việc nặng như trước. Thay vào đó, tôi chuyển qua nghề hát, làm MC, diễn hài… để sinh sống và dành dụm tiền cho việc phẫu thuật sau này. …
Thay bằng việc phẫu thuật bơm ngực ở những nơi an toàn, C.T đi bơm ngực chui để có được bộ ngực đầy đặn như những người phụ nữ bình thường: “Trước khi bơm silicon, người chủ ấy đã nói “Bơm silicon có thể chết đấy, cưng không sợ chết sao?” “Nếu không may silicon chạy vào tim, nhiễm trùng máu là cưng đi đời”. Nghe cảnh báo như vậy nhưng tôi vẫn quyết tâm làm. Tôi không sợ chết.
Nỗi niềm cay đắng khi mơ ước khác xa thực tế
Chịu nỗi đau về thể xác, nhưng khi chuyển giới, tôi lại bẽ bàng với nỗi đau tinh thần, đó là sự miệt thị của những người xung quanh.
Sau khi chuyển giới và trở về nhà, C.T cảm thấy lạc lõng, xa cách dù đang ở chính nhà mình. Bị xã hội mặc định là gay, C.T sợ phải tiếp xúc với bên ngoài. Khi đi xin việc có chỗ còn dọa nạt, xua đuổi “mày cút ngay khỏi chỗ này không tao đánh chết”…
Không chỉ có thế, tôi còn bị nhiều người lạm dụng thân thể để giải quyết nhu cầu sinh lý bởi họ thích thú với những điều lạ…
Có lần, khi tôi mới tiêm thêm silicon vào ngực thì bị một người xông vào sờ soạng, nắn bóp tới mức đau điếng. Vì vừa bơm hóa chất vào người, tôi không thể kháng cự nổi mà có phản kháng thì lại bị chửi rủa, đánh đập. Sau lần bị hành hạ ấy, tôi phải uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi tới 3 ngày mới đỡ”.
Hậu chuyển giới
Ảnh hưởng về mặt sức khỏe
Người chuyển giới phải chịu một nỗi đau tột cùng về thể xác. Do ảnh hưởng từ việc tiêm hooc môn sinh lý, tuổi thọ của họ tối đa chỉ sống đến 60 tuổi.
Không được pháp luật công nhận và bảo vệ
Mặt khác, những người chuyển giới để tìm được người yêu rồi kết hôn là điều vô cùng khó khăn. Phần lớn họ phải tìm tới người đồng tính để chung sống, để nương tựa, an ủi…
Nguy hiểm hơn, sau khi chuyển giới, do bị xã hội miệt thị, lạm dụng…… Một số người không chịu đựng được đã chọn con đường tự vẫn để kết thúc cuộc sống đau khổ. Một số khác tìm đến con đường tu hành hoặc sống thu mình….
Lời kết
Những người chuyển giới khao khát mãnh liệt được cuộc sống bình thường như bao người khác: được kết hôn, sinh con, học hành và chăm sóc sức khỏe… Để đạt được mong muốn của mình, họ đã phải đánh đổi cả mạng sống…
Tuy nhiên, những điều mong ước ấy không biết bao giờ mới trở thành hiện thực bởi chưa có hành lang pháp lý bảo vệ người chuyển giới. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ trở thành một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Benh.vn