Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.
Nấc cụt ở trẻ nhỏ là một hiện tượng thường xuyên xảy ra (ảnh minh họa)
Ai cũng có thể bị nấc ngay cả trẻ nhỏ. Khi bé còn ở trong bụng mẹ, nấc cụt là một phản xạ quan trọng của bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi sinh. Nó còn là phản xạ của hệ tiêu hóa để ngăn chặn việc hít phải nước ối hay chỉ có tác dụng để chuyển thức ăn đi ngang qua thực quản.
Khi chào đời bé, bắt đầu hít thở bé đã có thể bị nấc cụt. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.
Hầu như mọi trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có thể bị nấc cụt, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi. Nấc cụt ở trẻ thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn do quá nhiều hơi hoặc thức ăn do vậy các mẹ không nên quá lo lắng nhưng để có thể ngăn ngừa tình trạng này các mẹ không nên cho bé ăn quá no.
Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.
Mẹo xử lý nấc cụt đối với trẻ sơ sinh
- Bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái,
- Nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất.
- Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hay cho nhấp vài ngụm nước đường
- Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
Mẹo xử lý nấc cụt đối với trẻ lớn hơn
- Cho trẻ uống nước
- Hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu,
- Ngồi gập người trên đầu gối…
Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.