Rất có lợi khi phân tích thận to ra một bên hoặc hai bên, do khối trong thận hoặc không, cho dù có một số nguyên nhân có thể bị trùng lặp do làm to thận một hoặc cả hai bên.
Thận to một bên
Thận phì đại bù trừ: Xảy ra khi thận đối bên không có, không có chức năng hoặc chức năng kém. Nó xảy ra trong vòng vài tháng khi thận đối bên giảm chức năng. Chiều dài và diên cắt ngang có thể tăng thêm tới 30%, đến độ mà thể tích có thể tăng thêm tới 80%. Hình thái thận vẫn bình thường.
Thận kép (Duplex): Trong thân kép, chiều dài thân tăng thêm tới 3G%, nhưng thể tích thân thì bình thường do diện cắt ngang giảm. Thân có hình dài, mỏng (Hình 37). Môt dải eo hẹp có thể nhìn thấy rõ giữa hai nửa; phức hợp xoang có thể gấp đôi và có thể thấy hai rốn thân, nhưng đôi khi không thấy các hiệu này và chỉ dựa vào đặc điểm thân dài, hẹp.
Cũng nên tìm kiếm các đặc điểm bệnh lý phối hợp với thân kép: giãn nửa trên do tắc phần thấp niệu quản của nó, giãn đài thân, sẹo nhu mô của nửa dưới do trào ngược, thoát vị niệu quản, niệu quản cắm lạc chỗ.
Thận kép: Thận dài và mỏng với một dải eo hẹp giữa hai hệ thống góp.
Viêm thận bể thận cấp: Viêm thận bể thân cấp có thể làm thân to ra cả ở chiều dài và diện cắt ngang. Tuy nhiên nhiều trường hợp viêm thân bể thận cấp cho thấy sự thay đổi kích thước rất ít hoặc không chứng minh được. Trong các trường hợp không biến chứng thì cấu trúc âm thận còn bình thường, trong các trường hợp khác có thể thấy giảm mât đô âm tủy vỏ dẫn đến sự nổi bât của phức hợp xoang thân. Trong các trường hợp nặng, viêm thận bể thận biến chứng có thể gây giãn đài thân chứa thành phần tăng âm, viêm thân khu trú có thể tạo ra môt vùng có đâm đô âm bị biến đổi (tăng đâm đô âm vỏ thân so với tủy bình thường), và có thể có áp xe quanh thân. Nghiên cứu kích thước thân trong nhiêm khuẩn đường niệu trên có giá trị ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, thể tích thân to ra có thể trên 14G% (Hình 38).
Viêm thận bể thân cấp ở trẻ gái 14 tuổi. Thận to ra với chiều dài 13 cm, diện cắt ngang trên 30 cm2.
Huyết khối tĩnh mạch thận. Huyết khối tĩnh mạch thận làm thận to ra. Đâm độ âm của thận có thể bị thay đổi với các vùng tăng âm xen kẽ các vùng giảm âm do chảy máu và phù, có thể có tụ thanh dịch quanh thận.
Tuy nhiên, thân có thể to nhẹ mà không thay đổi đậm độ âm. Siêu âm Doppler thường có lợi, điển hình thấy giảm hoặc không có dòng chảy tĩnh mạch đi kèm với hình đặc trưng của dòng chảy động mạch bao gổm: đỉnh tâm thu hẹp, hình đảo ngược của dòng chảy tâm trương, thường với một hình M hai pha đảo ngược. Tuy nhiên, các tĩnh mạch bàng hệ có thể được thành lập nhanh chóng đặc biệt ở bên thận trái của nam, đến độ hình thái Doppler hầu ứ nước thận. ứ nước làm to thận, nhưng nguyên nhân sẽ được đề câp ở phần sau.
Nhồi máu động mạch cấp. Nhổi máu động mạch cấp hiếm gặp, nó có thể gây tăng kích thước thân cho dù một số báo cáo phủ nhân điều này. Có các vùng tăng âm và các vùng giảm âm của phù và chảy máu tương tự các dấu hiệu thấy trong huyết khối tĩnh mạch thân. Khảo sát siêu âm có thể không thấy dòng chảy động mạch ở các đoạn tắc hoặc có một vài mạch nhỏ với dòng chảy tâm thu và tâm trương thấp. Tuy nhiên, môt dấu hiệu bình thường trên đánh giá Doppler có thể không loại trừ chẩn đoán.
Viêm thận bể thận u hạt vàng (Xanthogranulomatous Pyelonephritis).
Đây là bệnh là môt phản ứng không bình thường với nhiễm khuẩn, thường kết hợp với sỏi thân và ở các bệnh nhân đái tháo đường, bênh nhân suy giảm miễn dịch. Trên siêu âm thấy các vùng có đâm đô âm hỗn hợp tương ứng với các vùng chứa mủ, cấu trúc bị đảo lôn bên trong môt thân to vừa. Thường thấy sỏi bằng siêu âm.
Siêu âm cắt ngang cho thấy các cấu trúc giãn dạng nang chứa các mảnh tăng âm.
Malakoplakia (chứng nhuyễn cơ quan rỗng hay viêm mảng).
Malakoplakia làm thân to ra với các vùng giảm âm hoặc nhiều nang. Bệnh là phản ứng bất thường đối với nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Thận loạn sản đa nang (MDK- Multicystic dysplastic kidney). Toàn bộ nhu mô thân bị thay thế’ bởi nhiều nang không đềmo, gây to thân ở trẻ nhỏ, mặc dù vào cuối thời thơ ấu thì kích thước thân giảm đi (xem phần MDK ở trên).
Thận to hai bên
Các nguyên nhân gây to thận một bên. Nhiều nguyên nhân gây “to thân một bên” đôi khi xảy ra ở cả hai thân (trừ thân phì đại bù trừ).
Các nguyên nhân thâm nhiễm. Thâm nhiễm tinh bột, lymphoma, và các nguyên nhân gây thâm nhiễm khác làm hai thân to ra, mất phân biệt tủy vỏ và mất sự rõ ràng của phức hợp xoang thân. Không có điểm khác biệt nào giữa các nguyên nhân thâm nhiễm.
ADPKD. Bệnh thân đa nang di truyền trôi gây to thân hai bên với nhiều nang (xem Hình 28), thường cùng tổn tại với các nang trong gan, lách, và nhiều tạng khác. Khi bệnh tiến triển gây to thân, chẩn đoán là rõ ràng.
ARPKD. Bệnh thân đa nang di truyền lăn, môt nguyên nhân gây to thân ở thời thơ ấu, các thân tăng âm do nhiều măt phân giới của thành các nang nhỏ. Hầu hết các nang quá nhỏ để thấy bằng siêu âm, cho dù có thể thấy môt vài nang. Các thân to ra vừa phải ở trẻ nhỏ, nhưng rổi giảm dần kích thước ở các trẻ lớn.
Viêm thận-tiểu cầu thận cấp (Acute Glomerulonephritis). Bệnh là môt trong các nguyên nhân gây to thân hay găp, măc dù vây bệnh không có đăc điểm siêu âm nào.
Bệnh hoại tử ống thận cấp: Bệnh gây to thân trong các trường hợp năng. Tăng trên diện cắt ngang rõ hơn chiều dài. Các thân xuất hiện bình thường khi nguyên nhân là thiếu máu cục bô, nhưng tăng âm vỏ trong nhiễm đôc thân và các tháp thân to ra khi có sản phẩm của protein Tamm-Horsfall. Giảm phổ sóng tâm trương trên siêu âm Doppler củng cố chẩn đoán.
Bênh thận đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường gây một loạt biến đổi về kích thước thân, phụ thuộc giai đoạn của bệnh. Nghiên cứu sự thay đổi đó có thể liên quan đến tiên lượng.
Các nguyên nhân khác. Còn rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng ít gặp và không có điểm đặc trưng nên không nêu ra ở đây.