Bài học cho những người trẻ còn đang chênh vênh trên con đường sự nghiệp. Bài học từ chú ốc sên ai cũng nên biết.
Có một lần , tôi về nhà với một tâm trạng không vui lắm, thời gian đó khoảng 3 năm trước lúc tôi mới bắt đầu ra trường và có việc làm được vài tháng và lại vừa gặp thất bại khi khởi nghiệp. Thời gian đó khá tồi tệ với tôi. Buổi chiều nọ tôi đang ngồi ở khu vườn sau nhà thì bắt gặp một con ốc sên bò trên cây, buồn tay với lấy nó và đặt lại xuống đất một cách vô thức. Một lát sau, tôi ra sau vườn tưới cây thì gặp lai ốc sên đó ( tôi chắc đó là con ốc sên lúc nãy vì nó có vết xướt ngoài cái vỏ), và nó đang đeo trên cành cây khác, cao hơn cây lúc nãy và cái cây nó đang bám trụ vào có rất nhiều gai. Nó thì đang chệm chễ bám vào cái đỉnh cây
Điều tôi tò mò đầu tiên là không biết tại sao nó lại leo cao nhanh vậy vì người ta vẫn thường nói là “chậm như sên”
Điều thứ 2 là không biết sao mà nó lại leo lên cái cây đầy gai như vậy, thân cây này đủ các loại gai lớn nhỏ và thân hình của con ốc sên thì lại khá là mềm.
Và điều thứ 3 là tại sao nó cứ bám riết vào cái đỉnh cây đó mà không chịu leo xuống.
Có lẽ tôi quá nhạy cảm chăng khi cứ ngồi ngắm rồi phân tích vậy. Tôi không phải là nhà sinh vật học để nghiên cứu xem ốc sên suy nghĩ cái gì, bộ óc nó cầu tạo thế nào,…tôi lúc đó chỉ là một kẻ chán đời chẳng biết nên làm gì ngồi rỗi hơi rồi bất ngờ phát hiện ra một điều là lạ. Ngồi suy nghĩ một hồi, tôi tự đúc kết cho mình bài học từ câu chuyện con ốc sên này.
Bất cứ sinh vật nào hiện hữu trên cuộc sống này đều có mục đích riêng và những bộ óc đôi khi cấu tạo càng đơn giản, càng ít bị ảnh hưởng quá nhiều thứ thì mục đích của nó lại càng dễ đạt được hơn.
Con ốc sên thì tìm lá non để ăn, dĩ nhiên lá cây nào mùi vị càng thơm ngon thì càng hấp dẫn và thế là nó bất chấp những gai nhọn để chiếm cho bằng được cái nhánh lá non nhất ở đỉnh cây. Bất chấp nhưng không có nghĩa là lao thân mình vào gai một cách ngu xuẩn để bị đâm, bản năng chỉ cho nó biết cách luồn lách qua những gai nhọn. Và một khi đã chạm được đỉnh của thân cây rồi, nơi đó đầy những lá non thơm ngon, thì nó tìm cách bám trụ vào đó mặc cho gió thổi mạnh làm nhành cây rung rinh
Một đàn kiến chăm chỉ tha thức ăn về tổ, chúng có một quy trình chuyển tải thức ăn. Nếu bạn có chặn đầu hoặc lấy tay giết vài con trên đường đi của chúng, những con khác vẫn tiếp tục làm việc. Đường đi của kiến lúc đó sẽ hơi trệch một chút nhưng hướng đi thì vẫn vậy. Và dù cho bạn có dùng đủ mọi cách nhưng nếu như bạn không truy lùng để giệt tận gốc cái tổ của chúng, thì ngay lúc này bạn có diệt được đàn kiến này thì một lát nữa sẽ lại có đàn kiến khác tiếp tục công việc của đàn lúc nãy
Bản thân tôi thích những bài học từ động vật, con người coi thường loài vật vì nghĩ là chúng không tiến hóa, không thông minh bằng nhưng nếu có một cuộc thi về sự kiên nhẫn và chia sẻ bài học thành công về “Làm thế nào để đạt được mục đích của bạn” thì loài vật chắc chắn chiến thắng con người
Có lẽ do bộ nhớ của con người lớn hơn động vật, nên mới hình thành 2 từ kinh nghiệm và tệ hơn nữa là từ sợ hãi. Càng biết nhiều, tuổi càng nhiều và va vấp vài chuyện, càng nhiều nỗi sợ
Có phải chúng ta tự giam cầm bởi những suy nghĩ của chính bản thân mình ?
Mỗi lần gặp thất bại trên đường đời, cảm giác hụt hẫng và bóng tối bao trùm tương tự đang ngồi dưới một cái giếng khô, lạnh lẽo, không ánh sáng.Cảm giác như cả thế giới đẩy mình rơi xuống tận đáy giếng, sợ hãi, lo lắng, kêu gào không ai nghe, chẳng còn ai xung quanh ngoài chính bản thân mình. Một niềm hi vọng duy nhất là ánh sáng le lói hắt ra ở phía trên. Thất bại càng đau thì ánh sáng càng mờ vì cái giếng sẽ sâu hơn.
Và dĩ nhiên, không có nỗi đau nào có thể tồn tại mãi được, mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi nhanh hay chậm tùy vào sự cố gắng của mỗi người. Và mỗi lần trèo lên được mặt đất, ta tự nhủ chẳng bao giờ để mình té xuống nữa. Đối với vài người đặc biệt thì kinh nghiệm dạy cho người ta bản lĩnh để chiến đấu tiếp nhưng đáng buồn là đối với đa số người thì kinh nghiệm tạo cho họ nỗi sợ hãi, trốn tránh va chạm.
Nhưng than ôi, đâu phải chuyện nào cũng giống như chuyện nào đâu, càng tránh thì lại càng gặp và đôi khi tránh cái này ta lại bị rơi xuống cái giếng khác sâu và ghê gớm hơn. Vì thời gian không chờ đợi một ai cả, sức trẻ và sự minh mẫn sẽ không thể nào đi theo ta mãi được. Mỗi lần tránh va chạm hoặc đối mặt với thử thách thì nỗi sợ sẽ càng tăng cao, và khi chúng ta đễ mặc nỗi sợ tồn tại quá lâu, đến khi nhìn lại ta đã mất nhiều thời gian và tệ hơn là không còn thời gian nữa để đạt ước mơ của mình, là chiến thắng nỗi sợ
“Cuộc sống này thú vị bởi vì bạn không thể nào đoán được ngày mai sẽ như thế nào” vậy tại sao bạn phải trói buộc mình vào những kinh nghiệm cũ mà không biết rằng tương lai là điều nhiệm màu.Và nếu như bạn muốn ngày mai thú vị hơn ngày hôm nay, thì đừng làm đi làm lại việc cũ nữa, hãy dấn thân “Stay hungry, stay foolish”