Hôi miệng là tên gọi chung cho chứng hôi miệng mà mùi hôi xuất phát từ ngay trong khoang miệng hoặc đến từ những bộ phận khác kết nối với miệng như mũi, hầu, họng. Hôi miệng thường gây mất tự tin trong giao tiếp và gây khó chịu về lâu dài. Vậy, tổng quan bệnh hôi miệng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan bệnh hôi miệng
Hôi miệng thường gây thiếu tự tin, trong một số trường hợp gây lo lắng. Không ngạc nhiên khi trên giá hàng tại các cửa hàng, siêu thị đầy dãy các loại kẹo cao su, kẹo bạc hà, nước súc miệng. Nhưng tất cả những sản phẩm này đều chỉ có tác dụng tạm thời và không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Một số loại thực phẩm nhất định hay một số tình trạng bệnh nhất định cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng này bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu đã thử nhiều cách mà không mang lại tác dụng, bệnh nhân nên tới nha sĩ để kiểm tra.
Triệu chứng và nguyên nhân gây hôi miệng
Bệnh hôi miệng có triệu chứng rất đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân. Chứng hôi miệng có thể có nguyên nhân từ miệng hoặc do các vấn đề ngoài miệng như họng, dạ dày và do đồ ăn.
Triệu chứng bệnh hôi miệng
Nguyên nhân cho chứng hôi miệng rất đa dạng. Một điều khá thú vị là một số người nghĩ mình bị hôi miệng nhưng thực tế là không, trong khi ngược lại một số khác bị hôi miệng nhưng không hề hay biết là mình bị hôi miệng. Do việc xác định hơi thở có mùi khá khó nên bệnh nhân có thể hỏi người thân hoặc bạn bè để biết chắc là mình có bị hôi miệng hay không.
Các nguyên nhân gây hôi miệng tại miệng
- Vệ sinh răng miệng kém: Nếu không chải răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, các phân tử thức ăn sẽ kẹt lại trong miệng gây ra hôi miệng. Lớp màng dính, không màu do vi khuẩn tạo ra dính chặt vào răng nếu không được loại bỏ có thể gây kích ứng nướu, thậm chí hình thành các túi nướu giữa răng và nướu (bệnh viêm quanh răng). Lưỡi cũng chứa nhiều loại vi khuẩn gây hôi miệng.
- Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các phân tử gây hôi miệng nói chung. Khô miệng góp phần gây hôi miệng do lượng nước bọt tiết ra giảm. Khô miệng là một hiện tượng thông thường thường xảy ra trong khi ngủ, hiện tượng này còn được gọi là “hơi thở buổi sáng”, tình trạng khô miệng còn tệ hơn nếu mở miệng trong khi ngủ. Khô miệng mãn tính hay gặp ở những người có vấn đề với tuyến nước bọt.
- Nhiễm trùng miệng: Hôi miệng có thể do vết thương tại miệng sau khi nhổ răng hoặc là do sâu răng, bệnh nha chu hoặc nhiệt miệng.
Hôi miệng do các nguyên nhân khác
- Các bệnh về mũi và họng: Hôi miệng đôi khi là do viêm họng hạt. Nhiễm khuẩn hay viêm mãn tính ở mũi, xoang mũi hoặc họng có thể góp phần gây chảy dịch mũi sau. Đây là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Một số loại đồ ăn: Các phân tử thức ăn kẹt lại ở răng có thể làm tăng số lượng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ăn một số loại đồ ăn nhất định như hành, tỏi, một số loại rau gia vị cũng gây ra hôi miệng. Sau khi ăn những loại thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, tới phổi và gây ra chứng hôi miệng.
- Hút thuốc: Hút thuốc thường gây hôi miệng. Những người hút thuốc lá cũng dễ mắc bệnh nha chu hơn. Bệnh nha chu cũng là một trong các nguyên nhân gây hôi miệng.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gián tiếp gây ra hôi miệng bằng cách khiến cho miệng bị khô. Số khác được tiêu hóa trong dạ dày và sản sinh ra những chất hóa học có mùi hôi.
- Những nguyên nhân khác: Những bệnh như ung thư, rối loạn chuyển hóa có một mùi hôi đặc trưng do một số loại chất hóa học trong quá trình điều trị. Trào ngược axit dạ dày mãn tính (GERD) cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Hôi miệng ở trẻ nhỏ có thể là do các vật bên ngoài bám vào như thức ăn thừa, nghẹt mũi.
Chẩn đoán và Điều trị bệnh hôi miệng
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hôi miệng rất quan trọng để chữa dứt điểm hôi miệng. Luôn nhớ 1 số quy tắc vệ sinh răng miệng như dùng chỉ nha khoa, đánh răng, súc miệng, lấy cao răng thường kỳ… để ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh răng nướu thường gặp.
Chẩn đoán hôi miệng đúng nguyên nhân mới khỏi bệnh
Bác sỹ có thể hỏi tiền sử 1 số bệnh của bạn như nhiễm trùng răng miệng, bệnh mũi họng hay các vấn đề tiêu hoá để xác định cơ bản nguyên nhân thực sự gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ cũng sử dụng các thiết bị thăm dò cho độ chính xác cao để xác định những loại hóa chất nào gây ra hôi miệng ở bệnh nhân.
Nguyên tắc điều trị hôi miệng
Để giảm hôi miệng, bệnh nhân nên giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ để tránh sâu răng, giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu. Điều trị bệnh răng miệng thường đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hôi miệng. Dưới đây là một số nguyên tắc điều trị hôi miệng:
- Súc miệng và chải răng: Nếu nguyên nhân hôi miệng là do sự tích tụ mảng bám răng, bệnh nhân cần súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn. Bệnh nhân cũng sẽ được gợi ý cho một loại kem đánh răng diệt khuẩn để ngăn sự hình thành mảng bám.
- Điều trị vào nguyên nhân: Loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng
- Phòng ngừa nguy cơ hôi miệng: Thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày và lối sống khoa học để ngăn ngừa hôi miệng.
Thay đổi thói quen và điều trị hôi miệng tại nhà
Để giảm và phòng chống hôi miệng, bệnh nhân nên thực hiện những điều dưới đây:
- Chải răng sau khi ăn. Mang theo kem đánh răng và bàn chải đánh răng tới nơi làm việc để chải răng ngay sau khi ăn. Sử dụng kem đánh răng có chứa flo ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn giúp giảm hôi miệng.
- Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày: Dùng chỉ nha khoa đúng cách giúp loại bỏ các phân tử thức ăn và mảng bám ra khỏi các kẽ răng, giúp kiểm soát hôi miệng.
- Súc miệng kháng khuẩn Nano Bạc: Súc miệng với nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám từ đó giảm triệu chứng hôi miệng và cải thiện các vấn đề viêm nhiễm gây hôi miệng. Nên sử dụng Nước súc miệng chứa Nano Bạc trong điều trị hôi miệng do Nano Bạc vừa có tính kháng khuẩn cực mạnh, vừa có khả năng khoá mùi trực tiếp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong các dòng Nano Bạc, Plasma Bạc được ưa chuộng nhất do độ tinh khiết, an toàn và hiệu quả kháng khuẩn vượt trội.
- Cạo lưỡi: Lưỡi có chứa nhiều loại vi khuẩn gây hôi miệng, cạo lưỡi thường xuyên giúp giảm hôi miệng.
- Vệ sinh răng giả: Bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ răng giả/ cầu răng ít nhất 1 lần/ ngày. Vệ sinh răng giả hoặc nẹp răng trước khi đeo.
- Tránh để miệng khô: Để giữ cho miệng luôn ẩm không nên hút thuốc lá, uống nhiều nước lọc, không nên uống cà phê, nước ngọt hay đồ uống có cồn, do những loại nước này khiến cho miệng bị khô hơn. Nhai kẹo hoặc ngậm kẹo giúp kích thích tiết nước bọt. Đối với những người bị khô miệng mãn tính, bệnh nhân cần uống một số loại thuốc để kích thích nước bọt tiết ra.
- Thay đổi chế độ ăn: Tránh ăn những loại đồ ăn có chứa hành, tỏi, do hành, tỏi thường gây hôi miệng. Đồ ăn có chứa nhiều đường cũng gây ra hôi miệng.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ: Thay bàn chải đánh răng định kỳ, kể từ khi lông bàn chải có dấu hiệu sờn (3-4 tháng) và nên chọn loại bàn chải lông mềm.
- Kiểm tra răng định kỳ: Kiểm tra răng miệng định kỳ 2 lần/ năm để bảo đảm răng luôn trong tình trạng tốt nhất.
Nếu bạn bị hôi miệng và đã tự chữa nhiều các không khỏi, hãy đến ngay phòng khám nha uy tín để được bác sỹ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đừng để hôi miệng cản bước thành công và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.