Mặc dù không được xã hội xã hội chấp nhận vì có liên quan đến vấn đề luân thường đạo lý, thế nhưng không thể phủ nhận thực tế có khá nhiều câu chuyện anh em họ, chị em họ yêu nhau, thậm chí công khai mối quan hệ, bất chấp dư luận.
Mục lục
Hôn nhân cận huyết là gì?
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha. Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.
Mục 3, Điều 10- Chương II, Luật Hôn nhân và Gia đình nước CHXHCN Việt Nam nêu rõ: Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
(Ảnh minh họa)
Hôn nhân cận huyết thống ở nước ta
– Hôn nhân anh chị em họ chéo (tức hôn nhân con cô con cậu): Con cô con cậu lấy nhau, có thể là con gái cô lấy con trai cậu, hoặc con gái cậu lấy con trai cô.
– Hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con gì – con già và (hôn nhân con chú – con bác).
Hôn nhân cận huyết thống không phải là chuyện mới. Nó đã tồn tại trong mạch ngầm của đời sống xã hội từ thời sơ khai của loài người. Chế độ mẫu hệ từ thời xa xưa và gần đây nhất là chế độ phong kiến coi hôn nhân cận huyết thống như một sinh hoạt bình thường trong đời sống xã hội. Từ xưa đã có nhiều trường hợp anh em, thậm chí chú cháu trong hoàng tộc lấy nhau để duy trì sự nối dõi, ngai vàng…
Song, với cuộc sống hiện đại luôn tôn vinh giá trị con người, những bản ngã cá nhân như ngày nay… hôn nhân cận huyết thống là điều khó có thể chấp nhận dù vẫn còn tồn tại và gây nên nhiều oan trái.
Những câu chuyện đau lòng
Rời gia đình vào thành phố lập nghiệp, Trinh được sống tại nhà người bác ruột. Sau khi ly thân với vợ, bác chuyển công tác ra Hà Nội. Cường – anh con trai của bác, sau chuyến du học trở về đã bắt đầu sống cùng nhà với Trinh. Sau 1 năm sống cùng nhau, Cường và Trinh nhiều lần bị mẹ Cường phát hiện mối quan hệ không đúng đạo lý nên đã ngăn cấm nhưng cả hai vẫn mặc kệ dư luận. Song trước áp lực của gia đình hai bên, Cường quyết định chuyển công tác đến một tỉnh xa thành phố trong 2 năm, còn Trinh chấp nhận lấy chồng.
Cô từng nói: “Tôi không quan tâm mọi người bên ngoài nhìn vào nghĩ gì, đánh giá ra sao vì chúng tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Tôi biết chồng tôi hay vợ anh biết được điều này sẽ rất thất vọng và đau khổ nhưng tôi và anh vẫn rất yêu nhau. Chúng tôi rời xa nhau vì hiểu rằng, cuộc sống này không phải chỉ yêu nhau là có thể sống với nhau đến trọn đời, trọn kiếp được…”
(Ảnh minh họa)
Luật pháp quy định ra sao?
Theo điều 8, Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000
– Những người có dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
– Những người có quan hệ trong phạm vi 3 đời là những người có cùng một nguồn gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; Anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ 3.
Điều 10, Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 quy định
Những trường hợp cấm kết hôn: Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC
Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, Mục 1 điểm C có 2 quy định:
– Giữa những người có dòng máu về trực hệ là cha mẹ với con; giữa ông bà với cháu nội và cháu ngoại.
– Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người có cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh em cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh chị em con chú con bác con cô con cậu con dì là đời thứ 3.
Không nguy hiểm như mọi người vẫn tưởng
Một nghiên cứu của Mỹ đã cho thấy, nguy cơ sinh con dị tật, chậm phát triển tinh thần hoặc bị bệnh di truyền nặng nề ở những cặp vợ chồng là anh em họ thế hệ một chỉ cao hơn 2-3% so với những cặp vợ chồng khác. Con số này thấp hơn nhiều so với điều mà đa số người vẫn tin. Đó là kết luận của một nghiên cứu kéo dài 2 năm dựa trên các số liệu thống kê sức khỏe về những trẻ sinh ra trong gia đình mà bố mẹ là anh em họ con chú con bác ở Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á và Cận Đông.
Hôn nhân giữa những người là anh em họ từ lâu vẫn là điều cấm kỵ và được coi là trái phát luật tại 30 bang của Mỹ và một số nước châu Âu, nhưng lại không bị cấm ở những nơi khác, nhất là Trung Đông, châu Á và châu Phi.
Theo bác sĩ Robin Bennett, Đại học Washington (Seattle) – người chỉ đạo nhóm nghiên cứu: “Tại một số nước, có tới 20-60% cặp vợ chồng liên quan với nhau về huyết thống và việc lấy anh em họ thậm chí còn được ưa chuộng hơn so với lấy người ngoài. Nếu xét về khía cạnh sinh học, con cái của những cặp vợ chồng cùng huyết thống có nhiều nguy cơ bị rối loạn di truyền hơn vì các anh em họ thế hệ một (con chú con bác, con cô con cậu) có 12,5% gen giống nhau và khả năng nhận được bản sao giống nhau của một gen bệnh mang tính lặn là khá cao (khoảng 6,25%). Người mang một gene lặn không có biểu hiện bệnh nhưng những đứa con nhận được cả hai gen này từ bố mẹ sẽ bị bệnh.”
Cũng theo nhóm nghiên cứu, không nhất thiết phải ngăn cản những cuộc hôn nhân giữa các cặp anh em họ. Điều quan trọng là họ cần được tư vấn di truyền trước khi cưới. Bác sĩ sẽ nghiên cứu kỹ tiền sử bệnh tật của gia đình để phát hiện ra những gen lặn trùng hợp ở hai phía và tìm cách hỗ trợ giảm thiểu nhất.
Benh.vn