Nếu như một bộ phận nào đó của tim bị hư hỏng nó sẽ làm gián đoạn đến hoạt động của tim thậm chí khiến chúng ta mất mạng. Chính bởi những lý do này mà trên thế giới đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra tim nhân tạo với hy vọng cái thiện cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Và một tia hy vọng mới mở ra khi tại Nga đã tiến hành các thử nghiệm ghép tim nhân tạo
Như chúng ta đã biết, tim là một bộ phận trong hệ tuần hoàn với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, tim hoạt động không ngừng nghỉ từ khi chúng ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, vì vậy, tim đối với chúng ta rất quan trọng.
Tuy nhiên, nếu như một bộ phận nào đó của tim bị hư hỏng nó sẽ làm gián đoạn đến hoạt động của tim thậm chí khiến chúng ta mất mạng. Chính bởi những lý do này mà trên thế giới đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra tim nhân tạo với hy vọng cái thiện cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.
Ca ghép tim nhân nhân tạo trên động vật
Mới đây, các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm thành công ca ghép tim nhân tạo trên động vật.Những động vật được cấy ghép bộ phận này đã có thể duy trì được sự sống trong khoảng hai tuần.
Các chuyên gia cho biết trong trường hợp người bệnh phải chờ đợi để tìm nguồn hiến tim phù hợp, trái tim nhân tạo được cấy ghép có thể giúp họ duy trì sự sống trong vòng 3-5 năm.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trái tim nhân tạo
Trái tim nhân tạo được các nhà khoa học Nga chế tạo từ thép không gỉ, nhựa và titan. Trái tim này có trọng lượng khoảng 600 gram và hoạt động nhờ vào pin cơ động đi kèm được gắn vào thắt lưng của bệnh nhân, từ đó cho phép người bệnh duy trì cuộc sống gần như bình thường.
Các nghiên cứu cho biết mức giá của trái tim nhân tạo được bán tại nước ngoài là 250.000 – 300.000 USD, trong khi sản phẩm tương tự được sản xuất tại Nga ước tính sẽ rẻ hơn 10 lần. Tức là 25.000- 30.000 USD, mức giá hợp lý này thực sự mở ra cơ hội sống lớn cho những người mắc bệnh tim.
Theo kế hoạch, các nhà khoa học Nga sẽ hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng trong tháng 4/2016 và dự kiến sang năm 2017 sẽ công bố phát minh tim nhân tạo đặc biệt này, đồng thời triển khai việc cấy ghép tim nhân tạo lần đầu tiên trên người.
Như vậy, thành công này đã đem lại hy vọng có thể cấy ghép tim nhân tạo cho con người. Mở ra hy vọng mới cho rất nhiều bệnh nhân trên thế giới cần phẫu thuật tim trong khi số người hiến tặng quá ít và phải chờ đợi lâu. Đặc biệt, ca phẫu thuật tim thành công đã mang lại cơ hội sốngcho những bệnh nhân tim bị lỗi nhịp trong hành trình đi tìm sự sống.
Tổng hợp