Từ xưa đến nay cơ thể chúng ta đã có khả năng tự điều chỉnh để chúng ta có thể hoạt động với một cái dạ dày rỗng nhưng chắc chắn là chúng ta không thể sống như vậy mãi được.
Khi đói, cơ thể chỉ cố gắng giúp chúng ta sống sót lâu hết mức có thể cho đến khi chúng ta tìm được thứ có thể ăn để lấp đầy dạ dày. Sức chịu đựng của từng người cũng sẽ không giống nhau.
Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là Glycogen và sản sinh ra Glucose, đây là nguồn năng lượng chính của chúng ta với 25% năng lượng sẽ được truyền đến não, phần còn lại được lưu trữ trong gan và cơ bắp. Tuy nhiên chúng ta chỉ trữ đủ Glucose tại gan trong vòng 6 giờ đồng hồ và sau đó bạn sẽ lại cảm thấy đói.
Cơ thể thay đổi như thế nào khi chúng ta nhịn đói ?
Nếu chúng ta không ăn trong vòng 6 tiếng, quá trình trao đổi chất sẽ chuyển sang một giai đoạn gọi là Ketosis. Trong giai đoạn này axit béo được phân hủy và tạo thành năng lượng.
Nếu 3 ngày không có thức ăn, cơ thể chúng ta sẽ chuyển sang dùng protein để tự chuyển thành năng lượng và điều này có nghĩa là cơ bắp của chúng ta suy giảm trong một quá trình gọi là Autophagy (sự tự tiêu) – khởi nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘tự ăn mình’. Protein ở đây được phân hủy và giải phóng amino axit vào mạch máu sau đó được chuyển hóa thành Glucose trong gan cho nên não bạn có thể lại ‘hạnh phúc’ nhưng cơ thể bạn lại phải chịu đựng trầm trọng. Cùng với sự tự tiêu, hệ thống miễn dịch của bạn cũng suy yếu đi đáng kể và những cơn đau tim sẽ dễ dàng đến với bạn hơn do sư thoái hóa tế bào.
Những điều trên cho thấy, khi bạn nhịn đói, cơ thể sẽ không đốt mỡ để bạn gầy đi đâu mà thậm chí bạn còn ’rước’ thêm nhiều bệnh cho cơ thể. Vậy cho nên, hãy luôn luôn ăn uống đầy đủ, nếu không cơ thể bạn sẽ tự hủy diệt mình đấy.
Benh.vn