Khu giết mổ mới với hệ thống sử dụng giá treo giết mổ, băng chuyền làm lạnh khử khuẩn để đảm bảo không bị lây nhiễm vi sinh. Được coi là 1 trong những quy trình chuẩn được thành phố Hồ Chí Minh lấy làm mẫu triển khai cho các dự án khu giết mổ tập trung tại TPHCM trong thời gian tới.
Áp dụng công nghệ hiện đại với mức chi phí phù hợp
Theo dự án các doanh nghiệp lớn với quy trình chuẩn sẽ xây dựng khu giết mổ tập trung. Các cơ sở nhỏ lẻ sau khi dùng hoạt động có thể thuê gian hàng riêng trong khu tập trung để thu gom tạm giữ vật nuôi cần giết mổ từ các thương lái nhất là các thương lái có số vật nuôi cần giết mổ ít chỉ có từ vài con đến vài chục con, sau đó đưa vật nuôi vào hệ thống giết mổ quy chuẩn của doanh nghiệp lớn sau đó trả lại thành phẩm cho thương lái.
Có 1 vấn đề là khi áp dụng công nghệ hiện đại chi phí gia công giết mổ sẽ tăng. Tuy nhiên thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có phương án để tránh hiện tượng đội giá. Đối với các cơ sở thành phần phải thông qua các ban ngành chức năng về giá gia công giết mổ, từ đó các sở ngành cũng đánh giá mức độ của họ để áp dụng mức giá tương đối phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp và người chăn nuôi, người tiêu dùng và người thụ hưởng sản phẩm vừa đảm an toàn thực phẩm cho người dân.
Nhiều cơ sở nhỏ lẻ đứng trước nguy cơ dừng hoạt động
Với những hoạch định trên, năm 2017 toàn bộ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ sẽ phải dừng hoạt động, do vậy nhiều cơ sở đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa ngay từ bây giờ. Điều đáng nói đây là các cơ sở được cấp phép chứ không phải là cơ sở hoạt động trôi và nguyên nhân khiến cho họ phải đóng cửa sớm là phải đầu tư thêm 1 khoản tiền ít nhất là 350 triệu đồng theo quy định mới về hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, nếu đầu tư ngay từ bây giờ có kịp hoàn vốn trước khi chuyển về mô hình tập trung vào năm 2017 không lại là câu hỏi rất khó trả lời.
600 triệu đồng để đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy trình chuẩn, lò mổ – Hòa Phú là 1 trong số cơ sở dám bỏ số tiền đầu tư duy trì hoạt động dù chỉ duy trì trong năm rưỡi nữa. Ít ra chủ cơ sở này hy vọng sẽ kịp thu hồi vốn vì công suất của lò mổ vẫn là tương đối lớn khoảng 200 con/ngày nhưng với hàng loạt cơ sở nhỏ lẻ khác thì họ không dám mạo hiểm.
Hiện có 5/8 lò giết mổ ở huyện Củ Chi đang tạm ngưng hoạt động vì cần cân nhắc xem có nên đầu tư hệ thống xư lý nước thải ở thời điểm này hay không? Kéo theo khách hàng của họ là hàng loạt thương lái, người chăn nuôi cũng đang gặp khó khăn khi tìm nơi nhận giết mổ.
Benh.vn (Tổng hợp)