Thành công sau hàng loạt các ca ghép tạng cho cơ thể con người, ngày 21/2, lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103 đã tiến hành ca ghép phổi từ người cho sống. Bệnh nhân được ghép là cháu bé 7 tuổi ( Hà Giang) bị giãn phế quản bẩm sinh.
Mục lục
Ca phẫu thuật do BV Quân Y 103 & chuyên gia Nhật Bản thực hiện
Các bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103 đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi cho cháu Ly Chương Bình (sinh năm 2010), người cho phổi là anh Ly Cù G. (sinh năm 1989, bố cháu bé) và anh Ly Cù T. (sinh năm 1987, bác ruột cháu Bình), tất cả đều ở tại thôn Na Cạn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang.
Thiếu tướng, GS.TS Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y 103
Bệnh nhi Ly Chương Bình, được chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi. Tình trạng bệnh khá nặng, cháu bé bị biến chứng suy hô phấp, suy dinh dưỡng độ III, nếu không được ghép phổi tiên lượng bệnh rất xấu, tuổi thọ kém.
Chia sẻ của Giám đốc Học viện Quân y
GS Quyết giám đốc Học viện Quân y chia sẻ “Qua thăm khám, chúng tôi thống nhất ca này có chỉ định tuyệt đối để ghép phổi. Vì cả hai bên phổi của bệnh nhân đã bị tổn thương rất nặng, chỉ cần khi cháu ho là cơ thể tím tái. Tuy nhiên, khi chỉ định ghép phổi, câu hỏi lớn nhất đối với chúng tôi đó là ai là người cho phổi? May mắn sau khi vận động, giải thích, ngoài bố bệnh nhân, bác ruột cũng đã đồng ý hiến phổi. Qua các xét nghiệm thăm khám, các chỉ số đều phù hợp để tiến hành ghép.
Sau khi thống nhất, chúng tôi bắt đầu ghép cho bệnh nhân từ 7 giờ sáng ngày 21/2 đến 17h30 cùng ngày. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy 2 thùy dưới của hai người cho và ghép vào phổi của cháu bé”.
Cùng thực hiện ca ghép phổi, GS Oto Takahiro (BV Trường Đại học OKAYAMA – Nhật Bản) cho biết, hiện nay trên thế giới tỷ lệ sống trung bình là 15%, còn riêng ở Trường Đại học OKAYAMA tỷ lệ sống đối với các ca ghép là 80%.
Trường hợp của bệnh nhi Việt Nam đầu tiên
Trường hợp bệnh nhi đầu tiên tại Việt Nam, GS Oto Takahiro cho biết “Còn đối với cháu bé vừa được ghép ở Học viện Quân y, tuy cháu bé 7 tuổi, nhưng thể chất cháu yếu không như những bạn cùng trang lứa do mắc bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, sau khi ghép phổi cháu sẽ phát triển bình thường và có thể sống được 60,70 tuổi”.
Các bác sỹ tiến hành ca ghép phổi cho bệnh nhi 7 tuổi
Chia sẻ về khó khăn trong ca phẫu thuật, GS Đỗ Quyết cho rằng, ghép phổi cũng như những ca ghép tạng khác, đều có những khó khăn riêng. Đặc biệt, phổi là cơ quan trao đổi ô xy nuôi dưỡng cơ thể, vì thế trước khi ghép các bác sĩ phải đánh giá tổng thể cả người cho phổi và người được ghép phổi.
“Một trong những điểm rất khó trong ca ghép phổi, đó là khi phổi người cho bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Nếu phổi mà không khỏe mang đi ghép, thì sẽ phải dùng nhiều thuốc thải ghép…như vậy cơ hội thành công là khó. Rất may mắn, đối với ca ghép phổi này, mọi chỉ số và chức năng phổi cả trước và sau khi ghép đều rất tốt”.
Những trường hợp nào được chỉ định ghép phổi
Đối với những trường hợp chỉ định ghép phổi, GS Quyết cho rằng, hiện rất nhiều bệnh có chỉ định ghép phổi như: bị bệnh phổi bẩm sinh, tăng áp lực động mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Khi mắc bệnh này, phổi sẽ không đủ chức năng cung cấp ô xy cho cơ thể và sẽ được chỉ định ghép.
Được biết, tình trạng hiện tại của các bệnh nhân sau ca ghép tạng vẫn đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị “Cho đến bây giờ, người cho phổi hiện đã rút ống khí quản, hôm nay (22/2) sẽ đưa về buồng thường như những bệnh nhân khác. Về người nhận phồi, hiện chỉ số sinh tồn tốt, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần phải theo dõi sát sao trong thời gian tới”, GS Quyết nói.
Tổng hợp