Tuần nghỉ lễ kéo dài sắp tới là dịp cho gia đình quây quần bên mâm cơm trò chuyện. Còn gì ấm áp hơn khi được trổ tài vào bếp và thiết đãi cả nhà những món ngon bất ngờ.
Bạn đang lo lắng trong việc chọn món? Benh.vn sẽ bật mí cho bạn một vài món ăn đơn giản đảm bảo một bữa ăn ngon, bổ cho cả gia đình vào dịp lễ đặc biệt này nhé!
Trước tiên là món lẩu vịt măng cay.
Nguyên liệu
– Vịt 1 con khoảng 1,5kg
– Măng chua (hoặc măng tươi) 500g
– Dừa 3 quả
– Gừng, tỏi, hành băm nhỏ
– Đậu phụ non 2 hộp
– Váng đậu 1 túi
– Gia vị: Tiêu, muối, đường, bột ngọt, bột năng, rượu trắng, ớt, sa tế
– Rau các loại: Ngải cứu
Cách chế biến
– Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn.
– Làm sạch vịt, sau đó xát lên da vịt muối trắng, rượu và gừng sau đó xả sạch lại với nước rồi để ráo nước, nếu bạn chỉ rửa bằng nước không thì vịt sẽ không hết hẳn mùi hôi phải dùng muối gừng và rượu xát lên vịt theo cách trên mới khử được hoàn toàn mùi hôi của vịt.
– Đem vịt chặt miếng rồi ướp vịt với các gia vị gồm tiêu, bột ngọt, tỏi băm, hành băm, muối, 2 thìa nước mắm, ớt và để trong 20 phút để thịt vịt ngấm gia vị.
– Măng thái mỏng sau đó luộc qua 2 lần với nước muối cho hết hẳn vị hăng. Tiếp theo bạn đặt chảo lên bếp xào qua măng để măng thấm đều gia vị khi cho vào lẩu ăn sẽ đậm đà và hấp dẫn hơn.
– Bắc chảσ lên bếp, đợi chảσ nóng cho ít dầu ăn, đợi dầu nóng già thì thêm 1 thìa cà phê tỏi băm phi vang rồi cho thịt vịt, cà rốt, khoai môn, nấm vào xào, trong khi xào lên để lửa vừa, đảσ đều tay cho thịt thấm gia vị. Nên đảσ thịt liên tục trong 5 phút.
– Từ từ đổ nước dừa xiêm và nước lạnh ngập mặt nguyên liệu. Bật to lửa cho đến lúc sôi thì vặn nhỏ lửa để hầm vịt cho mềm.
– Tiếp theo bạn trút măng vào nồi vịt chờ măng sôi thì thêm đậu phụ, sa tế và váng đậu rồi đặt nồi lẩu lên bếp từ.
– Các loại rau còn lại bạn rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 5-7 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
Chú ý:
– Nếu muốn thưởng thức món lẩu vịt măng cay đặc biệt bạn có thể thay thế măng tươi bằng măng ngâm chua cay, ăn vừa giòn, vừa cay.
– Không nên cho những người bị đau dạ dày ăn.
Thành phẩm
– Nước lẩu có vị chua chua của măng, béo ngọt của cốt thịt vịt, vị cay cay của ớt khiến bạn phải xuýt xoa.
– Thịt vịt mềm, vẫn còn độ dai vừa phải.
– Lẩu vịt có thể ăn kèm với các loại rau, bún, miến, bánh đa, mì tôm… để đa dạng hóa các món trong lẩu.
Chúc bạn ngon thành công và ngon miệng với món ngon tuyệt vời này!
Benh.vn