Ai cũng muốn sở hữu nụ cười rạng rỡ với hàm răng trắng, đều, đẹp. Đặc biệt là phái nữ, bên cạnh vẻ đẹp thẩm mỹ nó còn giúp chúng ta tự tin hơn khi đối ngoại, giao tiếp. Với những kỹ năng cơ bản được “bật mí” dưới đây. Chắc chắnbạn đọc sẽ thỏa mãn ước muốn của mình từ việc làm đơn giản nhất – loại bỏ vôi răng.
Mục lục
Tìm hiểu về vôi răng
Vôi răng (hay còn gọi là cao răng) là mảng bám đã cứng lại trên răng. Vôi răng không chỉ hình thành trên thành răng dưới chân răng mà còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu.
Vôi răng là mảng bám đã cứng lại trên răng
Nguyên nhân hình thành vôi răng
Vôi răng được hình thành do sự vôi hóa các mảng bám và xác chết của vi khuẩn trên răng.
Thời gian đầu, các mảng bám với cấu tạo mềm, tuy nhiên theo thời gian mảng bám tích tụ ngày càng nhiều, tồn tại lâu ngày trong môi trường miệng có nước bọt sẽ tạo thành vôi răng (vôi răng thường bám ở cổ răng, kẽ răng và dưới nướu răng).
Tác hại của vôi răng
+ Gây mất thẩm mỹ.
+ Gây hôi miệng, cản trở vệ sinh răng miệng.
+ Tạo acid có thể làm hỏng men răng và gây sâu răng.
+ Gây viêm nướu (nướu sưng, đỏ, chảy máu…)
+ Gây viêm nha chu (khi viêm nướu không được điều trị) tổn hại xương và các mô nha chu dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là bị mất răng.
+ Các vi khuẩn trong bệnh nha chu cũng liên quan đến bệnh tim và một số bệnh toàn thân khác…
Phương pháp loại bỏ vôi răng
+ Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày.
+ Chải răng sau các bữa ăn để ngăn ngừa hình thành mảng bám trên răng.
+ Chải răng đúng cách với kem đánh răng có fluor.
Khám răng định kỳ, chải răng sau bữa ăn, hạn chế đồ ngọt…để loại bỏ vôi răng
+ Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng.
+ Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng thức ăn nhiều đường và bột.
+ Không hút thuốc (hút thuốc lá là một trong những nguyên nhântạo nên cao răng).
+ Đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần…
Song hành với các phương pháp trên, chúng ta có thể tăng cường các loại hoa quả tự nhiên trong thực đơn hàng tuần có tác dụng chống viêm nhiễm cho răng miệng như táo, lê, dâu, mơ, đào, dưa hấu…
Lời kết
Người dân Việt Nam chưa có thói quen đi khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Có thể thấy, người bệnh chỉ đến gặp bác sĩ nha khoa khi cần nhổ răng, khi răng bị sưng, đau nhức…Vì vậytỷ lệ người có vôi răng của Việt Nam đứng trong tốp 20 quốc gia có vôi răng cao nhất thế giới.
Để hạn chế tình trạng trên và sở hữu một nụ cười “hoàn hảo”, tự tin trong giao tiếp, chúng ta cần loại bỏ vôi răng bằng cách chải răng sau khi ăn, chải răng đúng cách với fluor, dùng chỉ nha khoa, hạn chế đồ ăn nhiều đường, tinh bột…và đặc biệt cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất ổn cho răng.
Hải Yến – Benh.vn