Dưa cà muối là các món ăn dân dã quen thuộc với người Việt Nam từ bao đời nay. Và tuyệt ngon nếu được dùng với các món canh chua, man mát như: mùng tơi, rau đây, bí, bầu, nước rau muống… Cùng benh.vn chia sẻ bí quyết muối dưa, cà ngon, giòn để làm đa dạng hóa bữa cơm gia đình bạn nhé!
Các tai nạn dễ mắc phải với món dưa, cà muối
- Dưa, cà không để được lâu và hay bị khú.
- Dưa, cà không đủ màu vàng.
- Hay nổi váng, có khi nổi váng nâu.
- Không biết lượng muối phù hợp: lượng muối không đủ nhiều nhớt, ủng; muối nhiều: dưa không ngả màu vàng.
- Dưa, cà không đủ độ chua.
Phương pháp muối dưa cà
- Muối dưa cà trong môi trường hiếm khí, tức là cho dưa cà lên men lactic rồi thành chua. Trước hết muốn cho dưa cà có độ giòn cần phải phơi héo. Muối cà phải nhặt bỏ quả sâu, bỏ tai.
- Sau đó rửa sạch nhúng qua hỗn hợp muối loãng tạo điều kiện để lên men cho dưa cà.
- Muối bằng vại sành (không nên dùng hộp nhựa hay nhôm) trong 3 lít nước gồm nước ấm và nước thường (không để nước lạnh không) với 80gr muối và 1 thìa canh đường.
- Bạn có thể muối dưa cùng hành hoa, muối cà cùng giềng và tỏi để tạo mùi thơm và có vị riêng.
Lưu ý: Chỉ nên ăn dưa trong từ 2-3 ngày, giai đoạn ăn phù hợp là sau khi muối từ 3-5 ngày: giai đoạn dưa đã đủ vị chua, giòn mà chưa bị phân hủy lactic gây hại.
Thành phẩm
Dưa, cà có màu vàng tươi, có độ giòn ngon. Nước dưa, cà không quá chua, không quá mặn, không bị nổi váng.Bạn có thể kết hợp món dưa, cà này cùng các món nướng, quay như gà quay, thịt lợn quay; các món kho như cá kho thịt kho hay đem xào, nấu chua đều ngon tuyệt.
Lưu ý
– Không ăn dưa, cà khi còn xanh, chưa chín hẳn hoặc khú vì lúc này các độc tố trong dưa, cà có thể là nguyên nhân gây ung thư
– Dưa, cà là món ăn chứa nhiều muốn. Không tốt đối với sức khoẻ người dùng nhất là những bệnh nhân tim mạch, huyết áp, bệnh nhân thận… Không nên lạm dụng món ăn này.
Benh.vn