Các nhà khoa học tại Úc phát hiện một protein trong đường sinh sản của phụ nữ khi ở nồng độ thấp sẽ khiến phụ nữ dễ mắc phải bệnh lây lan qua đường tình dục, theo Science Daily.
Đó là phát hiện của nhóm các nhà khoa học dẫn đầu là Giáo sư Paul Hertzog, Giám đốc Trung tâm Miễn dịch bẩm sinh và Bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Nghiên cứu Y học Monash (Úc).
Được công bố trên tạp chí Science Daily, nghiên cứu của nhóm cho biết đã phát hiện protein IFNe có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ phụ nữ khỏi những bệnh lây lan qua đường tình dục.
Phát hiện mới hứa hẹn khả năng bảo vệ con người khỏi những bệnh lây lan qua đường tình dục
Cơ thể chỉ sản sinh các protein có chức năng bảo vệ con người một khi con người tiếp xúc với vi khuẩn. Nhưng protein IFNe lại được cơ thể tạo ra thường xuyên và được điều hòa bởi các hoóc môn. Vì vậy, nồng độ của protein này thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, ngưng sản sinh khi mang thai và mãn kinh.
Vào thời điểm nồng độ protein này thấp nhất, cơ thể phụ nữ dễ bị các bệnh viêm nhiễm tấn công nhất.
Do hoạt động theo quy luật khác với hẳn với các protein khác, protein IFNe rất có tiềm năng được dùng chế tạo vắc xin kích thích hệ miễn dịch cơ thể và có thể dùng để điều trị những bệnh viêm nhiễm khác như HIV/AIDS hay HPV (sùi mào gà), theo Giáo sư Hertzog.
Benh.vn(Theo TNO)