Theo Eurek Alert, các nhà khoa học ở Đại học Rockefeller (Mỹ) đã công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học Cell đề xuất một giải pháp mới cho vấn nạn toàn cầu về bệnh béo phì. Theo đó, có hai nhóm tế bào được tìm thấy trong đại não điều chỉnh sự thèm ăn. Các tế bào được sắp xếp trong một khu vực được gọi là nuclei có thể là một mục tiêu tiềm năng cho điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự thèm ăn không thể kìm nén.
Vai trò của hormone ghrelin
Năm 1994, Jeffrey Friedman đã mô tả vai trò của hormone ghrelin trong ức chế sự thèm ăn. Ghrelin là lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói vào những giờ nhất định trong ngày là đồng hồ sinh học điểm đến thời gian sản sinh ra hormone theo nhịp sinh học của mỗi người.
Lượng ghrelin tiếp tục tăng cao cho đến khi bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thỏa mãn cơn đói. Hormone này ảnh hưởng đến vùng dưới đồi (hypothalamus) và tiêm nó dẫn đến sự sụt giảm mạnh về trọng lượng cơ thể khi mắc một rối loạn hiếm gặp là thiếu ghrelin.
Nhiều người béo phì không đáp ứng với liệu pháp này nhưng theo các chuyên gia, những thay đổi trong hoạt động của các tế bào thần kinh nói trên cho phép khống chế tình trạng không nhạy cảm với ghrelin.
Hoạt hóa các tế bào tiết ra glutamate hạn chế sự thèm ăn
Có hai phương pháp hiệu quả để hoạt hóa các tế bào thần kinh – phương pháp quang học (sử dụng hiệu ứng ánh sáng) và hóa học.
Bằng cách hoạt hóa các tế bào tiết ra glutamate (hợp chất kích thích các tế bào thần kinh) ở những con chuột béo phì có thể làm giảm lượng thức ăn và dẫn đến giảm cân. Chính các tế bào não kiểm soát cảm giác đói bụng có thể mở đường cho cho các nhà khoa học trong việc bào chế các loại thuốc mới chống béo phì.
Còn hoạt hóa tế bào thần kinh tiết ra GABA (acid gamma-aminobutyric), ngược lại, kích thích sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm.
Benh.vn (Theo motthegioi.vn)