Mắc sốt xuất huyết nhưng tự ý điều trị tại nhà vì sợ Covid – 19, nam thanh niên 17 tuổi đã tử vong do sốc khi truyền dịch.
Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại khoa A9, bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngừng tim 30 phút. Ngay lập tức, các bác sỹ khẩn trương tiến hành ép tim, tim đã đập trở lại nhưng ngay sau đó lại tiếp tục ngừng tìm lần 2. Không nản chí, các bác sỹ giàu kinh nghiệp của kíp trực tiếp tục cấp cứu và hồi sức tim cho bệnh nhân thành công. Bệnh nhân được tiến hành đặt ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo được sử dụng hỗ trợ cho các ca bệnh nặng). Rất tiếc, do bệnh trạng quá nặng, bệnh nhân bị suy tạng và tử vong 2 ngày sau đó.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hàng trăm ca sốt xuất huyết, tập trung chủ yếu ở các khu vực ngoại thành như Thường Tín, Đan Phương, Hoài Đức…Các tỉnh trung tâm Hà Nội cũng liên tục ghi nhận nhiều trường hợp sốt xuất huyết. Tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng ghi nhận nhiều ca nhập viện do sốt xuất huyết với cơ địa đặc biệt như bệnh nhân suy tim, viêm phổi, suy thận hoặc phụ nữ có thai.
Mắc sốt xuất huyết nhưng lo sợ mắc Covid-19
Không ít trường hợp Sốt cao do sốt xuất huyết nhưng không dám đến viện khám do lo ngại cách ly và Covid – 19. Nhưng cũng nhiều bệnh nhân đã kịp thời điều trị sốt xuất huyết nhờ khai báo y tế và chủ động đến bệnh viện để xét nghiệm.
Điển hình như trường hợp bệnh nhân 27 tuổi, cư trú tại Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Bệnh nhân sốt cao liên tục, đau mỏi người nhưng không có triệu chứng ho, khó thở. Bệnh nhân có lịch sử công tác Đà Nẵng từ 30/07 đến 07/08 nên cả bác sỹ và bệnh nhân đều nghi ngờ Covid -19. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính.
Khi xét nghiệm công thức máu thấy tiểu cầu hạ, kèm dấu hiệu xung huyết. Sau đó, bệnh nhân được xét nghiệm test Dengue NS1 và cho kết quả dương tính. Bệnh nhân điều trị theo phác đồ, sau 4 ngày đã ổn định.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: Coivd -19 và bệnh sốt xuất huyết đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có biểu hiện ban đầu tương đối giống nhau như: Sốt cao, đau đầu, đau mỏi người.
Cần nắm rõ các biểu hiện khác để sơ bộ đánh giá tình trạng bệnh. Đối với sốt xuất huyết, bệnh nhân có biểu hiện xung huyết (nốt đỏ dưới da), đau nhiều phần hốc mắt. Bệnh do Covid -19 kèm theo ho, khó thở và các biểu hiện đặc trưng của bệnh lý đường hô hấp.
Đối với sốt xuất huyết, nếu phát hiện triệu chứng nhưng lo ngại Covid -19 mà không đến các cơ sở y tế khám và điều trị có thể dẫn tới sốc do máu bị cô đặc, truỵ tim, chảy máu nội tạng, rong kinh kéo dài… có thể dẫn đến tử vọng.
Phòng chống Sốt xuất huyết giữa mùa dịch Covid -19
Tháng 8-9-10 hàng năm là cao điểm của sốt xuất huyết. Năm nay, mùa dịch sốt xuất huyết trùng với đợt bùng phát thứ 2 của dịch Covid -19 khiến dịch chồng dịch. người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết ngay.
- Thực hiện phun hoá chất diệt muỗi với các khu vực công cộng, nhà ở gần ao hồ, công viên (những nơi có nhiều muỗi trú ngụ).
- Vệ sinh nhà cửa, loại bỏ các ổ loăng quăng trong và ngoài nhà
- Thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi cá nhân. Luôn sử dụng xịt chống muỗi cho người lớn và trẻ nhỏ khi ở nhà, đi đến nơi công cộng, trường học, văn phòng…Do tần suất sử dụng liên tục, nên cần lựa chọn các sản phẩm xịt chống muỗi an toàn, lành tính, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ. Xịt chống muỗi từ dầu Neem là loại chống muỗi tốt nhất hiện nay, lại tuyệt đối an toàn cho cả trẻ nhỏ. Các gia đình có thể hoàn toàn yên tâm vì 1 số loại xịt chống muỗi dầu Neem như PlasmaKare đã được Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Việt Nam công nhận hiệu quả.
Tóm lại: Luôn thực hiện biện pháp chống muỗi để không cần lo lắng giữa mùa dịch Covid -19 bạn nhé. Chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra bệnh trạng, tránh các trường hợp đáng tiếc như trên.