Những bức ảnh mang kí ức sâu đậm về Hà Nội xưa sau đây sẽ làm chúng ta bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm một thời đã qua
Hàng Vải
Phố Hàng Vải xưa là đất thôn Đông Thành, Tân Khai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Thời Pháp thuộc là phố Hàng Vải (còn gọi Hàng Vải Nâu) (rue des Étoffes).
Vải bán ở đây nhiều nhất là thứ vải khổ nhỏ đã nhuộm nâu và nhuộm thâm. Để khỏi nhầm với phố Hàng Vải ở cửa chợ Đông Thành (nay là quãng giữa phố Thuốc Bắc) cũng bán vải nhưng là vải tấm khổ nhỏ để mộc, nên người ta gọi rõ Hàng Vải này là phố Hàng Vải Thâm.
Một hàng bán ô dù ở phố Hàng Vải xưa.
Hàng Buồm
Khi người Pháp đặt chân lên Bắc Kỳ (1872), phố có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Sản phẩm chủ yếu là bị, giỏ, chiếu, buồm, mành… Từ năm 1954 đến nay phố được gọi bằng tên tiếng Việt là Hàng Buồm.
Phố Hàng Buồm xưa san sát mái ngói liền kề.
Phố Hàng Buồm xưa chủ yếu là người Hoa sinh sống.
Phố Hàng Buồm xưa kia với kiến trúc thuần Việt. Những ngôi nhà không hề bị lai căng hay ảnh hưởng bởi lối kiến trúc của người Pháp sau này.
Hàng Cót
Thời Pháp thuộc phố được đặt tên theo tiếng Pháp là Rue Takou. Tên gọi Hàng Cót được hình thành từ năm 1945 cho đến nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phần lớn cư dân sinh sống ở đây làm nghề đan cót và buôn bán cót (một loại phên mành được đan ghép bằng nguyên liệu bóc tách từ cây tre và cây nứa).
Tháp nước Hàng Đậu và nhà số 1 Hàng Cót.
Nhà hát cũ Hà Nội tại Hàng Cót đầu thế kỷ 20.
Hết phần 5.
Skcs.vn (tổng hợp)