Từ những thế kỷ trước, con người đã luôn ao ước, kiếm tìm những loại thuốc có tác dụng nâng cao tuổi thọ, kéo dài sự sống. Qua đó, câu chuyện về những loại thuốc giúp “trường sinh bất lão” được lưu truyền từ đời này qua đời khác…và giờ đây, điều đó đã được các nhà khoa học người Nga mã hóa khi phát hiện một loại vi khuẩn có tuổi thọ tới 3,5 triệu năm tuổi…
Mới đây, các nhà khoa học Nga tuyên bố, họ đã đạt được bước tiến trong việc tìm hiểu một loại vi khuẩn “vĩnh cửu” được gọi là Bacillus F để cải thiện tuổi thọ của con người. Các nhà khoa học tuyên bố tìm thấy một loại vi khuẩn ‘vĩnh cửu’ gọi là Bacillus F có thể cải thiện tuổi thọ của con người. Vi khuẩn này được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu, được cho là có niên đại khoảng 3,5 triệu năm tuổi.
Các nhà khoa học cho biết họ đã mở khóa các DNA khả năng miễn dịch và đang tìm hiểu cách thức các gen này giúp cho sự tồn tại phi thường của Bacillus F trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Các thử nghiệm trên những sinh vật sống, đặc biệt là các tế bào máu của con người, chuột, ruồi giấm đều cho thấy tác động tích cực.
Vi khuẩn Bacillus F có niên đại khoảng 3,5 triệu năm
Giáo sư Sergey Petrov, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm khoa học Tyumen, cho biết: “Trong tất cả những thí nghiệm được thực hiện, Bacillus F kích thích sự tăng trưởng và cũng tăng cường hệ thống miễn dịch”.
Trước đó, vi khuẩn Bacillus F được phát hiện vào năm 2009 bởi Tiến sĩ Anatoli Brouchkov, Trưởng khoa Geocryology (Khoa học về đất đá bị đóng băng) của trường Đại học Moscow. Nó được bao bọc bởi lớp băng vĩnh cửu cổ đại tại tại núi Mammoth thuộc Cộng hòa Sakha, còn được gọi là Yakutia, một khu vực rộng lớn nhất ở Siberia. Lớp băng vĩnh cửu bao bọc lấy vi khuẩn này được các nhà khoa học ước tính có niên đại khoảng 3,5 triệu năm tuổi.
Ngoài ra, một loại vi khuẩn tương tự cũng được một nhà khoa học Siberia – Vladimir Repin – tìm thấy trong não của voi ma mút lông mịn đã tuyệt chủng được bảo quản nhờ lớp băng vĩnh cửu. “Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm trên chuột, ruồi giấm và thấy được những ảnh hưởng của vi khuẩn này đối với tuổi thọ và khả năng sinh sản của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa biết chính xác cơ chế hoạt động của loại vi khuẩn này”, tiến sĩ Brouchkov cho biết.
Bacillus F được phát hiện lần đầu cách đây sáu năm (2009) trong lớp băng vĩnh cửu cổ đại tại một nơi được gọi là Ulakhan Suullur (Mammoth Mountain) tại Cộng hòa Sakha, hay còn được gọi là Yakutia. Đó là khu vực rộng lớn nhất ở Siberia.
Trong tương lai loài người có thể tìm ra cơ chế chống lại sự lão hóa
Tiến sĩ dịch tễ học Viktor Chernyavsky cho biết: “Các vi khuẩn tỏa ra các hoạt chất sinh học trong suốt cuộc đời chúng. Những hoạt chất này kích hoạt tình trạng miễn dịch của động vật thí nghiệm”. Ông hy vọng “Trong tương lai, các vi khuẩn có thể cải thiện sức khỏe của con người, và dẫn dắt chúng ta đến với một loại ‘thuốc trường sinh’”.
Với những thành tựu mà y học đã đạt được, có thể nói chúng ta đang dần đạt được những “điều ước” từ các thế hệ trước. Vì vậy, các yếu tố giúp “trường sinh bất lão” không phải là không có cơ sở.
Câu nói của tiến sĩ Brouchkov đã khẳng định “Tôi sẽ nói rằng, trên thế giới này có tồn tại vi khuẩn bất tử, sự sống bất tử. Chúng không thể chết, chính xác hơn là chúng có thể tự bảo vệ mình”, “Những tế bào của chúng ta không thể tự bảo vệ mình khỏi những tổn thương nhưng các tế bào của Bacillus F thì có. Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể tìm ra cơ chế chống lại sự lão hóa và sử dụng chúng để chống lại sự lão hóa của con người”.
Hải Yến