Ngoài ung thư tử cung, ung thư vú là căn bệnh đặc trưng thứ 2 của nữ giới với những biểu hiện đau sưng ở vú, thay đổi hình dạng núm vú, có hạch ở nách… Ngoài những biểu hiện trên, người nhiều mô bào đặc ở vú cũng có nguy cơ ung thư cao hơn người thường…
Trong 4 nguyên nhân gây 80% trường hợp ung thư vú, các chuyên gia cho biết mô bào đặc ở vú có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe ở nữ giới.
Cấu tạo mô vú
Mô vú gồm 2 dạng: mô mỡ và mô không mỡ. Mô không mỡ chứa các tuyến sản sinh sữa, ống dẫn sữa, và các loại mô dạng sợi hỗ trợ khác. Độ dày đặc của mô vú không thể cảm nhận hoặc quan sát bằng mắt.
Cấu tạo của mô vú (ảnh minh họa)
Các bác sĩ sử dụng phương pháp chụp quang tuyến vú (mammogram) để quan sát mô vú. Nữ giới ở độ tuổi trẻ thường có nhiều mô bào đặc ở vú. Khi quan sát bản đồ quang tuyến vú, mô mỡ ở vú có màu tối còn mô bào đặc có màu trắng.
Độ dày đặc của mô vú đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe ở nữ giới. Nếu mô bào đặc ở vú quá nhiều sẽ khiến việc phát hiện ung thư vú khó khăn hơn. Khi quan sát bản đồ quang tuyến vú, mô mỡ ở vú có màu tối còn mô bào đặc có màu trắng. Việc phân biệt với mô bào đặc và khối u ở vú rất khó vì các khối u trên bản đồ quang tuyến vú cũng có màu trắng.
Người có mô bào đặc nguy cơ ung thư vú cao
Các chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao nữ giới có nhiều mô bào đặc ở vú có nguy cơ ung thư vú cao hơn người ít mô bào đặc. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có nhiều mô bào đặc nên đi chụp quang tuyến vú hoặc các phương pháp kiểm tra khác như siêu âm hoặc MRI thường xuyên.
Ngoài ra việc tìm hiểu lịch sử bệnh ung thư vú trong phả hệ của gia đình cũng giúp bạn nhận biết ung thư sớm hơn. Do đó nữ giới nên xin tư vấn bác sĩ và các chuyên gia thường xuyên nếu nhận thấy các thay đổi lạ ở vú. Đặc biệt người có mô bào đặc nên đi chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm, MRI thường xuyên để phát hiện sớm ung thư vú.