Đôi mắt là tài sản quý giá, là “cửa sổ tâm hồn” giúp chúng ta nhận biết mọi vật và thể hiện tình cảm đối với mọi người. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: ô nhiễm, khói bụi… dẫn đến các bệnh về mắt, trong đó hiện tượng co giật mí mắt mà dân gian người ta thường nói là “có điềm gì đó” lại là một bệnh lý về mắt mà chúng ta không hay để ý đến. Vậy, nguyên nhân gây co giật mí mắt?
Mục lục
Hoạt động của mí mắt
Mí mắt dày 0,35 mm và cử động hơn 10.000 lần trong một ngày. Mí mắt là thành lũy bảo vệ cuối cùng của đôi mắt. Do mí mắt mỏng manh, nhạy cảm nên rất thuận lợi cho các bệnh lý phát triển như: viêm, chắp, lẹo, dị ứng …
Thế nào là co giật mí mắt
Co giật mí mắt là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hiện tượng co giật mí mắt xảy ra đột ngột rồi biến mất sau một vài giây. Phần lớn mọi người trong đời đều đã gặp phải hiện tượng này.
Thời điểm mí mắt co giật chuyển thành bệnh lý:
- Co giật mí mắt liên tục.
- Co giật mí mắt kéo dài trên một tuần (7 ngày).
- Co giật mí mắt kèm theo sụp mí mắt trên.
- Co giật mí mắt kèm theo thị lực giảm sút…
Nguyên nhân gây co giật mí mắt:
- Khô mắt.
- Nhạy cảm với sáng (sợ ánh sáng).
- Bị bệnh về mắt: viêm giác mạc, viêm bờ mi ,viêm mí mắt, co thắt mí mắt…
Nguyên nhân gây co giật mí mắt do viêm giác mạc, viêm bờ mi
- Do thiếu ngủ.
- Do bị dị ứng.
- Do căng thẳng, mệt mỏi.
- Do uống quá nhiều caffein và rượu.
- Do cơ thể thiếu magiê.
- Do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm…
Lưu ý: Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt…
Co giật mí mắt gây ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
Gây co thắt cơ mặt.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ (gây rũ mí trên, co thắt cơ trên khuôn mặt)…
Đối tượng mắc bệnh
Nam, nữ tuổi trưởng thành.
Trẻ em (tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn).
Tỷ lệ nam, nữ tuổi trưởng thành mắc bệnh co giật mí mắt chiếm đa số
Phương pháp bảo vệ mắt (tránh co giật mí mắt)
Dùng một miếng gạc ấm đắp trên mắt hoặc massage mí mắt nhẹ nhàng.
Nếu mắt bị khô có thể dùng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo (theo chỉ định của bác sỹ nhãn khoa).
Người bị nhạy cảm ánh sáng cần đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi tia cực tím của mặt trời, đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính…
Nếu mắt co giật do thiếu ngủ, nên đảm bảo ngủ đủ giấc (6-8 giờ/đêm).
Dùng các thuốc kháng histamine giúp làm giảm phản ứng gây co giật mắt (theo chỉ định của bác sỹ).
Sắp xếp công việc hợp lý, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong công việc kết hợp tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe cho mắt và cơ thể.
Tránh dùng các chất kích thích như caffeine, rượu…
Bổ sung magiê cho cơ thể từ các thực phẩm: khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải…
Đi khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt…
Massage mắt, sắp xếp công việc khoa học…để bảo vệ mí mắt
Lời kết
Co giật mí mắt là bệnh đặc trưng với sự co giật không tự nhiên của các cơ của mí mắt ở một hoặc cả hai mắt. Nguyên nhân gây bệnh do: khô mắt, thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, bị các bệnh về mắt …
Bệnh co giật mí mắt không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thị lực của mắt, dẫn đến co thắt cơ mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh…
Vì vậy, để bảo vệ mắt chúng ta cần: làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi, nắng nóng, khám mắt định kỳ 6 tháng/lần…Khi có các triệu chứng co giật mí mắt liên tục (7 ngày) cần đi khám bác sĩ để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.