Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu khẩn cấp trong tiết niệu. Bệnh được xem là nguyên nhân chính gây tổn thương cho tinh hoàn ở nam giới. Những người có khả năng bị mắc căn bệnh này thường ở lứa tuổi xung quanh thời kỳ dậy thì.
Mục lục
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh (cuống của tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, làm cho tinh hoàn bị thiếu máu hoại tử. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến việc cắt bỏ tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hay các bạn ở tuổi dậy thì .
Nguyên nhân của xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh là do ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu không thể lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường. Đây là bệnh do cấu tạo không bình thường của cơ thể. Sự bất thường này dẫn đến ống dẫn tinh bị xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu không thể cung cấp oxy đến các tế bào tinh hoàn. Hiện tượng này có nguyên nhân nguồn gốc bẩm sinh.
Biểu hiện của xoắn tinh hoàn
Do là bệnh bẩm sinh nên chưa có hiện tượng xoắn, bệnh nhân có thể thấy tinh hoàn di động khác thường. Có lúc di chuyển ngược lên trên bụng theo hướng của thừng tinh và lan xuống đùi . Xuất hiện đột ngột đau ở vùng tinh hoàn là đau ở một bên tinh hoàn. Đau lan dọc theo ống bẹn lên bụng, một số trường hợp đau lan ra lưng. Bìu có thể sưng to, đỏ và rát. Nếu khám kỹ sẽ thấy tình hoàn bị kéo lên cao. Đau thường xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thường xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc nửa đêm và sáng. Đau có thể tăng lên khi vận động nên trẻ thường nằm yên trên giường. Đau không giảm khi nghỉ ngơi và ngay khi ngủ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn kèm theo có thể có rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt và tiểu rắt. Thông thường bệnh nhân không có biểu hiện sốt hoặc sốt nhẹ.
Chẩn đoán và điều trị bệnh xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa. Thời gian chuẩn để điều trị bệnh xoắn tinh hoàn theo các bác sĩ là trong vòng 6 giờ đầu tiên tính từ khi có biểu hiện đau. Trong vòng 6 giờ đầu, khả năng “cứu” được túi bi đôi nguyên vẹn như cũ cho teenboys là 100%. Còn nếu đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng chỉ còn 50%. Nếu kéo dài từ 12-24 giờ thì chỉ còn 20% thành công. Còn nếu trên 24h thì hi vọng bằng 0% và bạn phải chấp nhận “hi sinh” ít nhất 1 bên “túi bi đôi” của mình.
Ngoài ra, các kiểm tra khác gồm có xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn có thể chụp X quang để kiểm tra sự lưu thông của máu. Sau đó, phụ thuộc vào những kết quả thu được mà bác sĩ sẽ tìm ra hướng điều trị thích hợp và cụ thể. Một trong những cách điều trị bệnh xoắn tinh hoàn thông dụng nhất là thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có thể chữa hết bệnh mà không cần phẫu thuật nhưng rất hiếm.
Mục đích của việc phẫu thuật là để cứu tinh hoàn. Bệnh nhân được gây mê và làm một đường rạch da nhỏ ở bìu. Sau khi tháo xoắn, tinh hoàn được cố định vào thành của bìu bằng ít nhất hai mũi chỉ không tan để tránh xoắn tái diễn về sau. Nếu xác định tinh hoàn đã hoại tử thì phải cắt bỏ và gắn tinh hoàn giả cho thẩm mỹ. Sau khi bị cắt bỏ một tinh tinh hoàn thì khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến tinh hoàn còn lại.
Benh.vn