Tử cung là nơi “thần bí & thiêng liêng” của người phụ nữ, bởi vì tử cung không chỉ góp phần tạo nên những cảm xúc thăng hoa trong quan hệ lứa đôi mà còn có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, vì cổ tử cung là cửa ngõ thông thương giữa tử cung với bên ngoài nên nó cũng dễ bị các tác nhân xâm nhập gây viêm nhiễm…
Mục lục
Vậy, những bệnh thường gặp ở cổ tử cung là gì? Cách chăm sóc cổ tử cung như thế nào?
Tìm hiểu về cổ tử cung
Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, là nơi quan trọng để phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Cổ tử cung chỉ mở vào những ngày đèn đỏ (hành kinh) và khi chuyển dạ sinh em bé, còn bình thường cổ tử cung đóng kín, không cho tác nhân lạ xâm nhập vào trong gây viêm nhiễm tử cung,
Tác dụng của cổ tử cung
+ Là cơ quan có chức năng sinh sản và điều chỉnh nội tiết nữ giới.
+ Tiết ra nhiều loại kích tố để ổn định mức estrogen.
+ Góp phần quan trọng tạo nên hưng phấn khi quan hệ tình dục.
+ Tử cung tác động đến trí lực của nữ giới, kéo dài tuổi thanh xuân…
Cổ tử cung bảo vệ thai nhi, tránh các tác nhân gây viêm nhiễm
Những bệnh thường gặp ở tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung
+ Lộ tuyến cổ tử cung (còn gọi là lạc chỗ hay lộn niêm mạc) là phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài.
+ Là sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa hoàn thiện và không bình thường ở cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
+ Viêm Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm do vi trùng, do nấm, do ký sinh trùng, các tạp trùng…
+ Việm lộ tuyến biểu hiện có huyết trắng và mùi hôi.
Nang Naboth
+ Nang naboth mọc từ lớp tế bào biểu mô lát phát triển quá mức trùm lên biểu mô tuyến ngay ở chỗ giáp ranh mối nối ở cổ tử cung.
+ Nang Naboth căng phình to bằng hạt gạo, hạt đỗ, thậm chí có thể to hơn.
+ Nang naboth có thể tự mất đi, ít khi phát triển to lên (nếu to quá, bác sĩ sẽ chọc cho dịch thoát ra ngoài), tránh viêm nhiễm do nang tự vỡ.
Nang naboth tử cung phình to bằng hạt gạo, hạt đỗ…(Ảnh minh họa)
Polype cổ tử cung
+ Polype cổ tử cung là những u nhỏ, có thể xuất phát từ cổ tử cung ngoài hay từ cổ tử cung trong, thò ra lỗ ngoài cổ tử cung.
+ Polype cổ trong hay polype niêm mạc được cấu tạo bởi các tế bào tuyến tăng sinh phì đại, bao quanh bởi một khối mô đệm và tổ chức liên kết, đa số là lành tính.
+ Đa số các polype không gây triệu chứng, thỉnh thoảng có thể gây ra huyết, nhất là sau giao hợp.
+ Polype có thể làm biến dạng lỗ ngoài cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung
+ Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển tại cổ tử cung.
+ Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát.
+ Ung thư cổ tử cung gây xâm lấn tại chỗ hay lan rộng đến những cơ quan khác của cơ thể và gây tử vong.
Những ảnh hưởng xấu đến tử cung
Sinh sản quá nhiều
+ Số lần sinh: không quá 2 lần (cách nhau ít nhất 4 năm).
Phương pháp bào vệ
Sinh từ 1 đến 2 con (dù là trai hay gái) để đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ (sau mỗi lần sinh tử cung lại tăng nguy cơ mắc bệnh).
Phá thai
+ Phá thai rất dễ gây nhiễm trùng cho buồng tử cung.
+ Gây ảnh hưởng tới niêm mạc và cổ tử cung.
+ Phá thai nhiều có thể dẫn đến vô sinh.
Phá thai gây ảnh hưởng đến niêm mạc và cổ tử cung
Phương pháp bào vệ:
+ Dùng bao cao su.
+ Xuất tinh ngoài âm đạo.
+ Uống thuốc tránh thai…
Sẩy thai
+ Nếu sản phụ (trong độ tuổi sinh đẻ) bị sẩy thai từ 3 lần trở lên, thì khả năng tử cung mắc bệnh là rất cao.
Phương pháp bảo vệ:
+ Định kỳ kiểm tra tiền sản để bảo toàn sức khỏe cho cả bào thai và người mẹ.
Sinh hoạt tình dục không an toàn
+ Quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình sẽ là mầm bệnh theo đường âm đạo vào buồng tử cung gây nhiễm trùng nội mạc.
Phương pháp bảo vệ:
+ Quan hệ tình dục một vợ một chồng.
Quan hệ tình dục sớm
+ Quan hệ tình dục trước tuổi 18 dễ mắc các bệnh: ung thư tử cung, bào mòn tử cung…
Phương pháp bảo vệ:
+ Sinh hoạt tình dục sớm nhất khi đủ tuổi thành niên (tuổi kết hôn được nhà nước công nhận) để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bộ máy sinh sản sau này.
Quan hệ tỉnh dục trước tuổi vị thành niên dễ mắc bệnh ung thư tử cung
Cách bảo vệ tử cung
+ Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục (tránh dùng xà phòng, vòi xịt hoa sen).
+ Rửa phần phụ từ trước ra sau (tránh lây nhiễm bệnh từ đường hậu môn).
+ Thay băng vệ sinh (những ngày hành kinh) tối thiểu 3h/lần.
+ Quan sát khí hư, nếu thấy bất thường (kèm máu, mủ, có mùi hôi…) cần đi khám bệnh ngay.
+ Đến kỳ kinh nguyệt nếu đau bụng dưới, vùng lưng dưới và vùng xương cụt thì lưu ý vì đó có thể là một số bệnh của phụ nữ, nên theo dõi và kiểm tra.
+ Khi âm đạo ra máu (không phải do kinh nguyệt) thì đó là triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đường sinh dục, cần đến gặp bác sĩ để chẩn trị.
+ Kiểm tra định kỳ sức khỏe phần phụ 6 tháng/1 lần để phòng tránh các bệnh về nhiễm trùng và ung thư tử cung.
Sinh hoạt tình dục an toàn một vợ một chồng để tránh lây nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)
+ Sinh hoạt tình dục an toàn (một vợ một chồng), không nên có quá nhiều bạn tình.
+ Khi sinh hoạt tình dục cần đi bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh từ đường sinh dục.
+ Không sinh con quá dày, quá nhiều (từ 3 con trở lên).
+ Bổ sung thực đơn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể…
Lời kết
Cổ tử cung là một bộ phận rất quan trọng của phái nữ, nó không chỉ bảo vệ các vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, bảo vệ thai nhi trong 9 tháng 10 ngày mà còn giúp cho cuộc sống vợ chồng thêm thăng hoa…Tuy nhiên, theo thống kê, tại Trung Quốc, mỗi năm số lượng phụ nữ phải cắt bỏ tử cung vượt quá 100 vạn người, tại Mỹ bình quân 1 phút lại có một phụ nữ phải cắt bỏ tử cung. Trên thế giới 20% phụ nữ 30 tuổi mắc bệnh u xơ tử cung, 20% phụ nữ xuất huyết tử cung khi quan hệ tình dục, 300 vạn phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (số liệu năm 2003)…
Vì vậy, để tránh các bệnh về cổ tử cung: lộ tuyến tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, nang Naboth, polype cổ tử cung, ung thư tử cung…chị em phụ nữ cần bảo vệ mình bằng cách: vệ sinh phần phụ đúng cách, sinh hoạt tình dục an toàn, không nên có quá nhiều bạn tình, tránh sinh nở nhiều, nạo thai, phá thai…và đặc biệt cần kiểm tra phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh về cổ tử cung.
Benh.vn