Do đặc điềm địa lý vùng miền nên về mùa đông khí hậu miền bắc thường rất khắc nghiệt. Nhiệt độ tuy không hạ quá thấp (hiếm khi dưới 10 độ C) nhưng độ ẩm cao, thời tiết lúc nắng, lúc mưa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy, bệnh thường gặp trong mùa đông là bệnh gì? Phương pháp phòng tránh bệnh ra sao?
Mục lục
Mùa đông lạnh, ẩm thấp, mưa có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau (ảnh minh họa)
Tìm hiểu về hệ hô hấp của con người
Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp.
Hệ hô hấp có hai phần: “hô hấp ngoại” và hô hấp nội.
“Hô hấp ngoại” là giai đoạn phổi hấp thụ O2 từ không khí bên ngoài vào cơ thể và thải CO2 ra. “Hô hấp nội” là giai đoạn trao đổi O2 và CO2 tại các tế bào trong cơ thể.
Hệ hô hấp của con người (Ảnh minh họa)
Hệ “hô hấp ngoại” gồm có hai lá phổi như hai túi hơi được kéo ra – để hút hơi vào và bóp lại – để đẩy hơi ra bởi một dàn khung bơm. Dàn khung này là bộ xương lồng ngực và cơ hoành, cử động nhịp nhàng theo co bóp của các cơ xương ngực và cơ hoành, dưới sự điều khiển của một số tế bào đặc biệt trong não.
Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12-15 lần một phút; mỗi lần thở 500 ml không khí (nghĩa là khoảng 6-8L mỗi phút); 250 ml O2 đi vào cơ thể và 200 ml CO2 trở ra.
Cảm lạnh mùa đông
Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến của mùa đông. Hiện, vẫn chưa có bất cứ loại vắc-xin nào giúp con người có khả năng miễn dịch, kể cả kháng sinh.
Biểu hiện cảm lạnh
- Đau họng.
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi, khó thở.
- Sốt.
- Ho
Chảy nước mũi, ho…là biểu hiện của cảm lạnh (Ảnh minh họa)
Phòng tránh cảm lạnh mùa đông
- Giữ ấm cơ thể, vùng gáy, lưng…
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết (từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày), kết hợp uống thêm các loại nước hoa quả.
- Đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng (để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể)
- Duy trì độ ẩm trong phòng.
- Không sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch (giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại virus có hại)
Bệnh cúm
Trong môi trường có độ ẩm thấp (khí hậu lạnh, ẩm) dễ làm phát tán bệnh cúm. Cúm tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm (trừ với phụ nữ mang thai) nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể khiến chúng ta vô cùng khó chịu, mệt mỏi, giảm năng suất làm việc…
Biểu hiện bệnh Cúm
- Chảy nước mũi, nước mắt.
- Hắt hơi nhiều.
- Sốt, ớn lạnh.
- Ho, đau họng.
- Nghẹt mũi.
- Toàn thân đau mỏi…
Lưu ý: Cúm nặng gây nôn mửa, tiêu chảy, co cơ bụng…
Phòng tránh bệnh Cúm
- Tiêm phòng trước mùa lạnh (bệnh thường bùng phát vào tháng 12 hàng năm)
- Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài đường (tránh lây nhiễm)
- Ăn tỏi sống, tăng cường đồ ăn, thức uống giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống đủ lượng nước hàng ngày.
- Không lạm dụng máy sưởi, điều hòa (để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch ở mức độ thấp).
Viêm phế quản
Viêm phế quản – phổi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh xuất hiện khi thay đổi thời tiết, sau khi bị viêm họng, viêm mũi…Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng… Viêm phê quản, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp.
Biểu hiện Viêm phế quản
- Sốt cao 38 – 39 độ.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Lồng ngực co rút.
- Rối loạn nhịp thở…
Lưu ý: phát hiện bệnh và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh khỏi. Ngược lại điều trị muộn dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Phòng tránh Viêm phế quản
Giữ ấm cơ thể đề phòng viêm phế quản trong mùa lạnh (Ảnh minh họa)
- Ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ ấm cơ thể.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Trẻ em, người già bị viêm phế quản – phổi cần được theo dõi ở các cơ sở y tế và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Viêm mũi
Bệnh viêm mũi xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh gây ngạt mũi và khó chịu cho người bệnh. Hiện tượng viêm mũi tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh viêm Amidan.
Biểu hiện viêm mũi
- Ngứa lỗ mũi.
- Chảy nhiều nước mũi.
- Cơ thể có thể sốt hoặc không…
Phòng tránh viêm mũi
- Rửa hốc mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
- Đeo khẩu trang khi đi đường, tránh những nơi không khí ô nhiễm.
- Ăn uống điều độ, tránh ăn các loại thực phẩm dễ bị dị ứng.
- Điều tiết sinh hoạt, giữ ấm cơ thể, không tắm khi người đang có mồ hôi.
- Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, corticoid, aspirrin…
Lưu ý: Nên khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng…để tránh bị viêm xoang mãn tính.
Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để hạn chế viêm mũi (Ảnh minh họa)
Viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột và tiến triển rất nhanh. Bệnh rất phổ biến trong mùa đông và thường là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp khác.
Biểu hiện Viêm họng cấp
- Người bệnh sốt cao 39 – 40 độ.
- Khụt khịt, tắc mũi, chảy nước mũi.
- Khô nóng trong họng.
- Đau rát họng, tiếng nói khàn và ho khan.
- Cơn đau tăng lên khi nuốt, ho và khi nói.
- Đau lên tai và đau nhói khi nuốt…
Lưu ý: bệnh thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
Phòng tránh Viêm họng cấp
Súc họng bằng nước súc họng kháng khuẩn, kháng viêm để phòng bệnh viêm họng cấp (Ảnh minh họa)
- Súc miệng, họng bằng nước súc họng chuyên biệt kháng khuẩn, kháng viêm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng thường xuyên.
- Nhỏ mũi bằng dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng.
- Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%…
- Dùng thuốc hạ sốt khi cặp nhiệt độ trên 380C.
- Dùng kháng sinh khi có biến chứng như: viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa…(sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ)
Bệnh về xương khớp
Thời tiết thất thường, lúc nóng lúc lạnh, mưa nắng thất thường là nguyên nhân gây đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Biểu hiện bệnh xương khớp mùa lạnh
- Đau nhức ở các khớp: tay, đầu gối, vai…
- Các khớp bị sưng.
- Khó vận động…
Phòng tránh bệnh xương khớp mùa lạnh
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là đầu và chân.
- Luyện tập thể thao thường xuyên.
- Tăng cường các chất dinh dưỡng, rau xanh và đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D.. ..
Lời kết
Mùa đông là thời điểm dễ mắc những căn bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi… Vì vậy, trong những ngày đông, nhất là khi thời tiết dưới 10oC mọi người cần hạn chế ra ngoài trời, đề phòng cảm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp…
Bên cạnh đó, chúng ta cần thường xuyên tập luyện thể thao (có thể tập ở trong nhà) để giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể lực. Ngoài ra, cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất, canxi, uống nhiều nước….