Chăm sóc cho trẻ sơ sinh là thời gian cực kỳ vất vả và quan trọng bởi trong thời gian này, nếu cha mẹ để ý, sẽ kịp thời phát hiện các tật bất thường cho trẻ. Tuy nhiên, việc chăm sóc, đặc biệt là hiểu biết các bệnh về mắt thường gặp không ít khó khăn. Vậy, những bệnh thường gặp ở mắt trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Mục lục
Các triệu chứng phổ biến ở mắt
Mí mắt đỏ: dấu hiệu nhiễm trùng mắt.
Quá nhạy cảm với ánh sáng: do áp lực trong mắt bị gia tăng.
Nước mắt chảy ra nhiều dấu hiệu của tắc tuyến lệ.
Đồng tử mắt màu trắng: dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mắt.
Thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt là dấu hiệu mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn…
Các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh
Viêm kết mạc
Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh xảy ra chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một ống dẫn nước mắt nào đó bị chặn.
Phương pháp điều trị
- Nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh: có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Lưu ý cần khám và xin tư vấn của bác sĩ trước khi nhỏ bất kì loại kháng sinh nào.
- Massage mắt nhẹ nhàng với nước ấm giúp đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài.
- Sử dụng nước muối pha loãng lau và chấm nhẹ lên mi mắt của bé, mỗi ngày 2-3 lần
Mắt lác
Pseudostrabismus (Mắt lác) là hiện tượng một hoặc hai tròng mắt bị xô lệch ra khỏi vị trí định vị, lệch trục nhãn cầu.
Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn về hai hướng khác nhau. Biểu hiện đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự mình nhận ra là hai mắt lệch nhau.
Hiện tượng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị
- Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị mắt lác không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường nào.
- Phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu muốn phẫu thuật thẩm mỹ cho bé.
Thị lực kém
Trong các bệnh về mắt, thị lực kém là căn bệnh thường chỉ xảy ra với một mắt của bé, mắt nhiễm bệnh mờ hẳn so với mắt còn lại.
Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị, một mắt kia sẽ không còn có thể phát triển bình thường được nữa.
Phương pháp điều trị
- Cho trẻ uống thuốc hoặc tra thuốc nhỏ mắt (theo sự chỉ định của bác sỹ nhãn khoa).
- Tái khám theo định kỳ để đảm bảo bé được điều trị kịp thời…
Tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, nghĩa là hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn, do đó, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Những ngày đầu mới sinh, rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc nghẽn tuyến lệ, thường phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn.
Phương pháp điều trị
- Rửa mắt cho bé bằng nước sạch.
- Dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé để lấy hết những ghèn (dử) màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé.
Lưu ý: Đưa con đến khám bác sĩ nhãn khoa theo định kỳ để đảm bảo đôi mắt bé được khỏe mạnh.
Lời kết
Đôi mắt là “báu vật” của mỗi con người nên ta phải nâng niu và giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt. Đối với trẻ sơ sinh, để bảo vệ mắt, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt con xem có biểu hiện gì bất thường hay không, trang trí phòng của bé bằng một đèn ngủ hoặc đèn mờ, sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé, kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ…
Khi thấy mắt trẻ có các dấu hiệu như thị lực kém, mắt lác, tắc tuyến lệ…cần đưa trẻ đến bác sỹ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hải Yến – Benh.vn