Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm sẽ rất dễ gặp phải những rắc rối về sức khỏe, vì thế, việc chọn và chế biến thực phẩm ăn dặm của con đúng cách sẽ giúp trẻ ăn uống khỏe mạnh và an toàn hơn.
Mục lục
Thực hiện những hướng dẫn sau để chọn thức ăn an toàn tại chợ, cửa hàng hoặc siêu thị
– Lưu ý những cảnh báo về thực phẩm dễ bị nhiễm độc đặc biệt là thịt lợn, thịt gà, thịt bò, đồ biển.
– Chọn thức ăn tươi, màu sắc tự nhiên, không có mùi lạ.
– Lựa chọn thực phẩm có ghi rõ thời hạn sử dụng.
– Lưu ý những hướng dẫn về an toàn trên vỏ bao bì.
– Không mua nếu bao bì đã bị biến dạng, rách tem.
– Chọn thực phẩm còn nguyên vẹn, không hư hỏng.
– Thực phẩm đã qua sơ chế cần được bảo quản đông lạnh.
– Để các loại thực phẩm khác nhau như thịt lợn, thịt gia cầm trong túi riêng.
Làm sạch và bảo quản
Làm sạch và bảo quản thức ăn đúng cách có ý nghĩa lớn trong việc giảm nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc. Bạn hãy tuân theo những quy tắc dưới đây sau khi rửa và bảo quản thực phẩm
– Rửa tay trước khi chế biến.
– Phân chia riêng thịt gia súc, gia cầm, trứng, đồ biển, rau củ để tránh bị nhiễm độc chéo.
– Bảo quản đông lạnh ngay sau khi chế biến.
Lưu ý bảo quản đối với từng loại thực phẩm:
– Thịt lợn, thịt gà và các loại gia cầm: Dùng hoặc bảo quản đông lạnh trong vòng 3-5 ngày từ lúc mua về hoặc sử dụng trước khi hết hạn. Trong vòng 2 giờ sau khi mua phải để vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
– Đồ biển: Bảo quản ở ngăn lạnh nếu dùng hết trong 2 ngàu. Bảo quản ở ngăn đá nếu không dùng hết trong 2 ngày.
– Hoa quả và rau xanh: Bảo quản các loại rau dễ hỏng như dâu tây, rau xanh, nấm…trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4,5 độ C sau khi mua về. Rau quả đã cắt, gọt, thái nhỏ phải để vào tủ lạnh.
– Đồ ăn cho trẻ: Giữ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi mở nắp. Loại bỏ nếu không dùng hết trong vòng 3 ngày.
– Trứng: Có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-5 tuần.
Chế biến và nấu nướng
Khi nấu ăn, cần chuẩn bị và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn, vệ sinh giảm nguy cơ ngộ độc. Hãy lưu ý những hướng dẫn sau:
Thịt
– Rã đông từ từ trong ngăn lạnh nếu đủ thời gian. Bỏ vào túi chứa nước lạnh, thay nước 30 phút một lần hoặc dội nước liên tục vào thịt đựng trong túi nilon.
– Nhiệt độ tối thiểu khi nấu:
+ Thịt xay: 70 độ C
+ Thịt bò: 60 độ C
+ Thịt lợn: 60 độ C
Thịt gà và các loại gia cầm khác
– Rã đông trong ngăn mát ở nhiệt độ 4,5 độ C trong 2 giờ cho 2 kg thịt hoặc nước lạnh với 30 phút cho 0,5 kg thịt.
– Nhiệt độ món nướng không nhỏ hơn 160 độ C.
– Cánh, ức, đùi, nấu ở nhiệt độ 70 độ C.
– Giữ nguyên trong giấy bọc 20 phút trước khi cắt nhỏ.
Đồ biển
– Rã đông qua đêm hoặc ngâm nước lạnh trong túi kín.
– Nhiệt độ nấu tối thiểu 60 độ C.
Hoa quả và rau xanh
– Loại bỏ những phần hỏng, thâm tím, dập nát.
– Rửa sạch dưới vòi nước trước khi ăn hoặc chế biến.
– Cọ rửa các loại củ, quả bằng bàn chải mềm.
– Lau khô bằng khăn sạch.
Bảo quản và hâm nóng đồ ăn đã sử dụng
Đồ biển
Để vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu.
Thịt gia súc, gia cầm
– Để vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu.
– Hâm nóng ở nhiệt độ 70 độ C.
Trứng
Để vào tủ lạnh đồ ăn có trứng trong vòng 2 giờ sau khi mua về.
Benh.vn