Làm mẹ bỉm sữa với những bỡ ngỡ lần đầu. Liệu bạn đã biết những điều tuyệt đối tránh trong sinh hoạt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ?
Mục lục
- 1 Không nên để bé ngủ không đủ thời gian.
- 2 Không nên bật đèn vào ban đêm khi trẻ ngủ
- 3 Không nên để trẻ ngủ ở vị trí không hợp lý
- 4 Không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ giường mềm
- 5 Không giặt tã cho trẻ bằng bột giặt quần áo
- 6 Không nên mặc quần áo quá chật cho trẻ
- 7 Không nên dùng khăn để che mặt của trẻ.
- 8 Không nên cắt tóc bé vào lúc đầy tháng
- 9 Không dùng đèn Flash để chụp ảnh cho trẻ
- 10 Không nên bế trẻ quá nhiều
- 11 Không nên thơm em bé
- 12 Không nên đung đưa, lắc lư hoặc nhấc bổng bé lên cao.
- 13 Không nên cho trẻ mút ti giả không
- 14 Không được dùng sữa mẹ để bôi lên mặt bé
Không nên để bé ngủ không đủ thời gian.
Bạn nhất định sẽ cảm thấy kỳ lạ khi em bé ngoài thời gian ăn sữa ra hầu hết thời gian còn lại đều dùng để ngủ. Đó là do khả năng hưng phấn của lớp vỏ đại não ở trẻ mới sinh còn khá thấp, quá trình hoạt động thần kinh yếu, những kích thích của thế giới bên ngoài đối với bé có thể nói là khá mạnh, do vậy bé rất dễ cảm thấy mệt mỏi và rất dễ rơi vào trạng thái ngủ.
Cũng vì lý do đó mà trẻ không có khái niệm phân biệt ngày và đêm, thậm chí có em bé ban ngày thì ngủ ban đêm thì khóc. Sau đó cùng với thời gian trẻ lớn dần lên, với sự phát triển của lớp vỏ đại não, thời gian ngủ của trẻ dần dần được rút ngắn lại, hơn nữa, do những kích thích của thế giới bên ngoài khá nhiều vào ban ngày nên dần dần trẻ phân biệt được ngày và đêm trong sinh hoạt.
Trạng thái ngủ là một trạng thái ức chế dàn trải của lớp vỏ đại não, nó có thể giúp đại não phục hồi chức năng sau khi được nghỉ ngơi.
Trạng thái ngủ là một trạng thái ức chế dàn trải của lớp vỏ đại não, nó có thể giúp đại não phục hồi chức năng sau khi được nghỉ ngơi.
Không nên bật đèn vào ban đêm khi trẻ ngủ
Để tiện cho trẻ ăn sữa, thay tã thường rất nhiều gia đình đã bật đèn vào ban đêm. Trẻ mới sinh được sống trong môi trường được chiếu sáng liên tục không phân biệt đêm ngày sẽ luôn có những vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Điều này sẽ không tốt cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Các chuyên gia cho rằng, tiết tấu biến đổi giữa ngày và đêm mang tính nội nguyên tự phát trong cơ thểcủa bé sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố vật lý như ánh sáng, tiếng ồn… Trong trường hợp đó, môi trường có phân biệt ngày và đêm sẽ rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Không nên để trẻ ngủ ở vị trí không hợp lý
Vị trí của trẻ lúc ngủ cần hợp lý. Do vừa được sinh ra, trẻ thường có phản ứng với những kích thích về ánh sáng và âm thanh; nếu không chú ý đến vị trí và hướng của trẻ lúc ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, thậm chí còn làm xuất hiện những bất bình thường trong chức năng sinh lý và kết cấu hình thái.
Nếu không chú ý đến vị trí và hướng của trẻ lúc ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Cách lựa chọn môi trường ngủ hợp lý
+ 2-3 tuần sau khi sinh, hai mắt của bé đã có thể nhắm lại khi gặp nguồn sáng, có thể nhìn theo vật thể và chuyển động theo hướng ánh sáng và âm thanh mà bé phát hiện thấy, bé thường nằm nghiêng về hướng có phát ra âm thanh và ánh sáng; lâu dần, khe hở xương trên hộp sọ còn chưa liền lại sẽ có dị hình. Thêm vào đó, do các cơ ngực ở cùng một bên thân người liên tục bị co lại dẫn đến khả năng bị lệch cổ sau khi sinh.
+ Trẻ sơ sinh thường nhìn thẳng hoặc quay đầu hướng về phía có ánh sáng hoặc âm thanh, có thể bị lác mắt.
+ Do ánh sáng một bên khá mạnh, trẻ sẽ hình thành phản ứng bảo vệ mang tính sinh lý, biểu hiện ra là mí mắt bên phía có ánh sáng mạnh thường nhắm lại, con ngươi nhỏ lại. Lâu dần một bên mí mắt bị sụp xuống, chức năng điều tiết con ngươi hai mắt không nhịp nhàng khiến hai mắt không bằng nhau, thậm chí gây trở ngại về thị lực.
Vậy thì bố mẹ cần lựa chọn cho trẻ một vị trí ngủ như thế nào là hợp lý và khoa học: Đầu và chân hướng về phía có ánh sáng mạnh hoặc có âm thanh, ở vị trí này cho dù trẻ có vị ánh sáng và âm thanh kích thích, trẻ cũng không cần xoay đầu và chuyển động con ngươi mắt quá nhiều, từ đó tránh được những ảnh hưởng không tốt.
Không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ giường mềm
Thông thường nên cho em bé ngủ trên giường gỗ, giường trúc, giường cọ và giường xây và chọn loại đệm cứng để nằm.
Lượng muối vô cơ trong xương của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiều hơn muối hữu cơ do vậy, xương trẻ nhỏ có đặc điểm là mềm, tính đàn hồi lớn và khó bị gập xương.
Cũng chính vì xương cột sống của trẻ còn khá mềm, các cơ, đai xung quah còn rất mềm và yếu, trọng lượng của phần hông trẻ lại nên dù cho trẻ nằm ngửa hay nằm nghiêng thì cột sống vẫn luôn bị ở trong trạng thái cong không bình thường; lâu dần sẽ làm cho vùng ngực lõm xuống hoặc cột sống và xương chi bị cong lại hoặc biến dạng, tạo ra các dị hình như gù lưng, ngực phễu… không những ảnh hưởng đến vẻ đẹp hình thể của trẻ mà quan trọng hơn, gây trở ngại cho sự phát triển bình thường của các cơ quan nội tạng. Điều này vô cùng nguy hại đối với trẻ nhỏ.
Thông thường cho em bé ngủ trên giường gỗ, giường trúc, giường cọ và giường xây và chọn loại đệm cứng để nằm.
Không giặt tã cho trẻ bằng bột giặt quần áo
Thành phần trong bột giặt gây ra những kích tích rõ rệt đối với làn da còn non của bé. Điều tra cho thấy, khi sử dụng bột giặt quần áo để giặt tã cho trẻ, do giặt không hết bột giặt, lượng bột giặt còn dư lại trên mỗi chiếc tã bình quân khoảng 15mg. Khi da của trẻ tiếp xúc với bột giặt quần áo còn sót lại trên tã không những có phản ứng dị ứng mà còn làm xuất hiện các triệu chứng như túi mật to ra và lượng bạch cầu tăng cao.
Kết quả điều tra cũng cho thấy nguy hại của lượng bột giặt còn sót lại trên tã đối với sự phát triển không toàn diện của các cơ quan nội tạng như gan ở trẻ sơ sinh là đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ không nên dùng bột giặt quần áo để giặt tã cho bé, nên dùng loại xà phòng trung tính ngâm cùng với nước để làm sạch các vết bẩn, sau đó cho tã đã giặt sạch vào qua nước sôi rồi đem phơi khô dưới nắng.
Không nên sử dụng bột giặt để giặt tã cho trẻ (Ảnh minh họa)
Không nên mặc quần áo quá chật cho trẻ
Một số phụ huynh trẻ tuổi thích mặc cho con mình quần áo bó sát người và cho rằng như vậy là đẹp. Thực ra, mặc quần áo như vậy sẽ đem lại những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ.
+ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cơ thể lớn rất nhanh, nếu quần áo quá chật sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ.
+ Quần áo quá chật, quá bó sẽ kích thích trực tiếp lên ngoại âm hộ của trẻ, khiến trẻ có cảm giác ngứa ở bộ phận sinh dụch ngoài, dễ có động tác thủ dâm. Đây là một thói quen không tốt ở trẻ nhỏ, biểu hiện ra là hai mông giao thoa, di chuyển lên trên xuống dưới, có trường hợp còn cưỡi lên một vật nào đó hoặc mà sát mạnh trên những vật có góc cạnh.
+ Quần áo bó sát thân người thường làm bằng sợi hóa học gây kích ứng đối với làn da còn non của trẻ dễ gây ra viêm da, ngứa…
Đối với trẻ, quần áo nên rộng thoải mái, không cản trở hoạt động, thuận tiện mặc vào hoặc cởi là phù hợp.
Đối với trẻ, quần áo nên rộng thoải mái, không cản trở hoạt động, thuận tiện mặc vào hoặc cởi là phù hợp.
Không nên dùng khăn để che mặt của trẻ.
Ở miền Bắc thường thấy một số phụ huynh khi cho bé đi ra ngoài thường dùng một chiếc khăn bông bay che phần mặt của trẻ lại, cho rằng làm như vậy vừa đẹp lại có thể tránh được gió bụi và giữ ấm. Thực tế là làm như vậy không những không có ích mà còn có hại cho trẻ.
Trong các cơ quan trong cơ thể người, lượng oxy tiêu hao dành cho não chiếm khoảng 20% toàn cơ thể, còn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tỷ lệ này lên trên 50%. Khăn bông bay tuy rất mỏng nhưng do dệt mật độ dày, không thoáng khí, nếu che mặt trong một thời gian dài thì phần não bộ của trẻ sẽ hình thành một môi trường nội tại cung cấp không đủ oxy và lưu giữ cacbonic, tạo ra những ảnh hưởng không tốt đối với quá trình trao đổi chất của não bộ và sự phát triển của cơ thể.
Ngoài ra do loại khăn này thường được làm từ những sợi hóa học hoặc sợi ni lông, lâu dần sẽ gây kích thích lên phần da mặt còn non của bé, gây phản ứng dị ứng như ngứa mặt hoặc sưng đỏ. Do vậy, không được dùng khăn bông bay để che mặt của trẻ.
Không nên cắt tóc bé vào lúc đầy tháng
Thói quen dân gian truyền
Trong dân gian có một thói quen là cắt tóc cho bé vào lúc đầy tháng, tức là cắt sạch phần tóc thai của bé, cho rằng làm như vậy sẽ có thể giúp cho sau này tóc mọc nhiều hơn, đen hơn. Thực tế đã chứng minh rằng, việc làm này không có cơ sở khoa học. Xét về kết cấu của tóc, phần lộ ra ngoài bề mặt da đầu gọi là sợi tóc, phần ở bên trong da gọi là chân tóc. Sợi tóc và chân tóc đều đã được sừng hóa, là dạng vật chất không có sức sống. Chỉ có phần “mao cầu” nằm sâu trong da, bên dưới chân tóc, bên trong có chứa tế bào mẹ của tóc mới có khả năng sinh ra tóc.
Thực tế thì sao ?
Vì vậy, dù là cắt tóc hay nhổ tóc đi thì phần bỏ đi chỉ là phần tóc đã bị sừng hóa và phần đã không còn sự sống, không làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng bản thân của tóc. Do đó, cắt tóc cho trẻ khi trẻ đầy tháng không thể thay đổi được số lượng của mái tóc, không thể làm cho nó trở nên dày, đen được.
Thực tế đã chứng minh rằng, việc cắt tóc cho trẻ khi đầy tháng không có cơ sở khoa học (Ảnh minh họa)
Da đầu của trẻ mới sinh còn khá non, sức đề kháng thấp. nếu dùng kéo chưa được tiệt trùng để cắt tóc cho trẻ sẽ dễ cắt phải da dầu, gây viêm nhiễm mưng mủ và gây ra các bệnh khác. Ngoài ra, đại đa số trên tóc của trẻ mới sinh đều còn một lớp “da thai” có tác dụng bảo vệ cho phần đầu của trẻ mới sinh, lớp da thai này sẽ tự bong dần đi. Cắt tóc cho trẻ khi trẻ đầy tháng dễ làm mất lớp da này, vi khuẩn dễ xâm nhập vào, ngây ngứa da đầu, dẫn đến các lại bệnh về da. Chính vì vậy, không được cắt tóc cho trẻ khi đầy tháng. Nếu tóc mọc dài, có thể dùng kéo sạch hoặc tông đơ cắt ngắn là được.
Không dùng đèn Flash để chụp ảnh cho trẻ
Trước khi được sinh ra, trẻ có một thời gian dài trong 9 tháng sống trong tử cung (bóng tối), do đó trẻ rất nhạy cảm với các kích thích ánh sáng. Sau khi sinh trẻ thường dùng cách ngủ để thích ứng dần dần với những thay đổi đột ngột của thế giới bên ngoài.
Khi bị ánh sáng mạnh chiếu vào, mắt của trẻ còn chưa điều tiết được tốt, đồng thời do võng mạc mắt còn chưa phát triển hoàn thiện nên khi gặp phải ánh sáng mạnh khiến cho tế bào thần kinh võng mạc có thay đổi về mặt hóa học, do phản xạ của đồng tử đối với ánh sáng không nhạy, tuyến lệ còn chưa phát triển, giác mạc bị khô và thiếu một loạt các chức năng ngăn cản ánh sáng và bảo vệ giác mạc, vì thế khi gặp phải ánh sáng mạnh của đèn Flash điện tử chiếu thẳng vào, có thể gây thương tổn cho võng mạc đáy mắt và giác mạc, thậm chí có khả năng gây mù.
Vì thế, khi chụp ảnh cho trẻ mới sinh, tốt nhất nên sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc dùng ánh sáng bên chạn và đằng sau lưng, không được dùng đèn Flash và các ánh sáng khác chiếu trực tiếp vào mắt trẻ.
Không được dùng đèn Flash và các ánh sáng khác chiếu trực tiếp vào mắt trẻ.
Không nên bế trẻ quá nhiều
Những ông bố, bà thường hay chiều cháu, thường xuyên bế em bé thậm trí em bé đã ngủ rồi cũng không chịu đặt xuống. Ông bà, Bố mẹ có thể đã không biết rằng, bế nhiều cũng có những nguy hại rất lớn đối với sự phát triển bình thường của trẻ.
Bé cần đủ thời gian ngủ
Trong điều kiện bình thường, thời gian ngủ một ngày của trẻ mới sinh là 20 – 22 tiếng; trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi cần ngủ 12 – 14 tiếng, Lúc 1 tuổi cần ngủ khoảng 13h một ngày. Bế nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian và chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ không ngủ sâu. Em bé còn chưa biết nói, khi bị lạnh, nóng, khát, đói và đau đều chỉ biết dùng tiếng khóc để thể hiện; nếu không quan sát tỉ mỉ để tìm lý do, cứ thấy bé khóc là cho bú, thấy bé khóc là bế sẽ tạo ra thói quen không tốt ở trẻ.
Để phát triển các chức năng đầy đủ
Chức năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn yếu, sau khi ăn sữa mẹ, thường cần khoảng 3-4 tiếng đồng hồ mới có thể thải ra hết, nếu bế bé thường xuyên thì số lần cho bé bú sẽ tăng lên, ruột và dạ dày bị ép, nhu động bình thường của ruột và dạ dày bị hạn chế, lâu dần sẽ khiến cho trẻ tiêu hóa không tốt.
Khóc là một loại vận động toàn thân của trẻ sơ sinh, có thể giúp tăng cường chức năng tim phổi, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể, gia tăng hoạt động trao đổi chất của các cơ quan nội tạng. nếu trẻ vừa khóc đã bế, bế nhiều sẽ làm giảm lượng hoạt động của các chi, lưu thông máu bị cản trở, ảnh hưởng việc truyền dẫn các chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng nặng nề đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của xương và cơ bắp. Nhưng nếu trẻ khóc quá lâu thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân đồng thời vuốt ve dỗ dành bé. Do khóc lâu, áp bụng tăng cao, háng dễ bị sa xuống.
Ngoài ra bế bé nhiều khi ra đường dễ làm cho đại nõa của trẻ bị chấn động, thêm vào đó là sự kích thích của ánh sáng mạnh, màu sắc và âm thanh khiến trẻ ở trong trang thái hưng phấn kéo dài, gánh nặng cho tim phổi nặng nề thêm, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, trẻ dễ bị nhiễm bệnh
Không nên thường xuyên thơm em bé.
Không nên thơm em bé
Nhiều người luôn thể hiện tình cảm với em bé bằng cách dùng miệng thơm vào mặt, môi của em bé. Thực tế đây là cách thể hiện rất mất vệ sinh.
Nguyên nhân là vì khi người lớn thơm bé, rất có thể người lớn đã truyền sang cho bé vi khuẩn, virus có trong khoang miệng, đặc biệt là các vi khuẩn và virus lây qua đường hô háp, khiến trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, viêng màng não, cảm sốt. Một số người nhìn bề ngoài khỏe mạnh nhưng trong người lại có virus viêm gan B, trong nước bọt của họ cũng có lại virus gây bệnh này, khi thơm em bé, một cách vô tình, họ đã truyền virus viêm gan B sang cho bé.
Ngoài ra, thường xuyên thơm vào miệng bé còn làm cho nước dãi của trẻ tăng nhiều lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Một số người là nam giới thường để râu cứng, khi thơm bé sẽ làm bị thương phần da còn rất non của trẻ gây nhiễm trùng.
Không nên đung đưa, lắc lư hoặc nhấc bổng bé lên cao.
Có trường hợp các ông bố bà mẹ khi chơi đùa với con rất thích tung nhấc bé lên cao rồi đón lấy hoặc bế bé ở trong lòng rồi đung đưa lắc lư liên tục. Đây là những động tác rất nguy hiểm và có hại, cần được loại bỏ.
Ỏ trẻ mới sinh, phần đầu to, phần thân người nhỏ, tỷ lệ thể tích và trọng lượng của phẩn dầu trong toàn cơ thể lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành, thêm vào đó phần cơ cổ của trẻ còn non, lực giữ đỡ phần đầu còn yếu, khó chịu nổi những động tác lắc lư đung đưa và tung lên cao. Lắc mạnh và tung lên cao rất dễ khiến phần tủy não đập vào phần vỏ não khá cứng gây ra chấn động não, có trường hợp còn gây ra xung huyết mạch máu mai tế võng mạc, thậm chí làm bong võng mạc. Do đó không được đung đưa, lắc lư và tung trẻ lên cao.
Không nên cho trẻ mút ti giả không
Nên bỏ việc cho trẻ mút đầu vú không bởi lẽ:
+ Trẻ mút ti giả sẽ khiến một lượng lớn không khí được đưa vào trong dạ dày và ruột gây ra một loạt các triệu chứng đường tiêu hóa như trướng bụng, ăn sữa không tốt
+ Mút ti giả trong thời gian dài sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, thúc đẩy tuyến tiêu hóa tiết dịch, đến khi cần tiết dịch tiêu hóa thực sự khi ăn lại không đáp ứng đủ, từ đó mà ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn của trẻ.
+ Thường xuyên mút ti giả, do đầu vú không sạch sẽ mang theo một số vi khuẩn gây bệnh như bệnh viêm khoang miệng khuẩn mốc.
+ Trẻ mút ti giả liên tục có thể gây biến dạng răng, hàng răng phía trước không đều không những làm ảnh hưởng đến răng tốt hay xấu mà còn khiến răng vĩnh cửu sau này mọc không đều.
Không được dùng sữa mẹ để bôi lên mặt bé
Một số bà mẹ trẻ thích con mình có làn da trắng mịn đẹp đã dùng sữa mẹ bôi lên da mặt của bé, sau đó trên mặt bé xuất hiện từng đám màu đỏ, sau thành nốt có mủ. Trẻ bị sốt, khóc quấy, không ăn, không ngủ. Rất rõ ràng là trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn do bôi sữa lên mặt. nếu không chữa trị kịp thời, chỗ bị mụn còn có thể để lại sẹo.
Chúng ta đều biết rằng sữa mẹ với các thành phần dinh dưỡng phong phú chính là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ mới sinh do da mặt còn non, mạch máu phong phú, nếu bôi sữa mẹ lên mặt, vi khuẩn sinh nở chui vào các lỗ chân lông gây nhiễm trùng. Vì vậy không được bôi sữa lên da mặt của bé.