Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.
Mục lục
Nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu bị muỗi đốt
Muỗi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm của nhiều bệnh lý như: Sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản, Virus Zika, Bệnh giun chỉ bạch huyết, sốt rét…Nhưng bệnh lý này chủ yếu hay gặp ở trẻ em, gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ như:
- Viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
- Động kinh, Parkinson, ảnh hưởng phát triển não bộ, thần kinh do viêm não, viêm màng não.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết tạng do virus Dengue.
- Bệnh “Đầu nhỏ” ở trẻ sơ sinh do virus Zika.
- Bệnh phù chân voi do giun chỉ.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các biện pháp chống muỗi hiệu quả như sử dụng xịt da chống muỗi. Đồng thời, để xua đuổi muỗi khỏi nhà, nên trồng thêm các loại cây đuổi muỗi quanh nhà.
5 Loại cây đuổi muỗi tốt nhất
Đuổi muỗi quanh nhà bằng các loại cây khắc tinh của muỗi là xu hướng được nhiều mẹ Việt lựa chọn. Những loại cây như Sả chanh, hương thảo, cây Neem, cúc vạn thọ…đều có khả năng chống muỗi hiệu quả bất ngờ
Cây sả chanh đuổi muỗi
Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.
Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn.
Cây hương thảo đuổi muỗi vừa làm gia vị
Từ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi.
Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình.
Cây húng thơm
Cũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.
Cúc vạn thọ đuổi muỗi tốt không ngờ
Cúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng.
Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi.
Lưu ý: Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để xoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa.
Cây Neem – Thiên địch của loài muỗi
Neem là loại cây được trồng nhiều tại Ấn Độ. Thời gian gần đây, loại cây này được du nhập về Việt Nam và trông nhiều tại vùng Ninh Thuận. Neem được xem là khắc tinh của muỗi và các loại côn trùng gây hại cho cây cối.
Dầu neem có trong toàn cây Neem nhưng nhiều nhất là ở quả. Dầu neem chứa lượng lớn Triterpenoid, trong đó đặc biệt có Azadirachtin là thành phần chính, có tác dụng làm mất phương hướng của muỗi và côn trùng, khiến chúng không thể tấn công con người và các loại cây trồng.
Dầu neem được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp xanh để loại bỏ sâu hại nhưng không gây độc cho người sử dụng.
Trong lĩnh vực dược phẩm, dầu Neem được đưa vào các sản phẩm chống muỗi. Khác với các loại tinh dầu thường dùng như tràm, sả chanh…dầu Neem bám lại trên da, cho tác dụng kéo dài nhiều giờ thậm chí ngay cả khi hết mùi. Dầu Neem còn cực kỳ an toàn, đặc biệt cho da nhạy cảm của em bé. Chính vì vậy, sử dụng dầu Neem chống muỗi đang là xu hướng tất yếu được nhiều mẹ Việt tin dùng khi mà muỗi bắt đầu “nhờn” với các loại tinh dầu.
Các mẹ hãy trồng ngay một trong 5 loại cây này quanh nhà, để xua đuổi muỗi và phòng các bệnh truyền nhiễm do muỗi như Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết…