Các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, bạn có thể dùng nhưng phải pha loãng ít nhất 3-4 lần. Tránh các thức uống có cà phê. Cần phải uống chậm, từng muỗng nếu trẻ bị nôn.
Mục lục
Cho trẻ ăn và bú nhiều hơn thường ngày
Nếu trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, và thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh. Ăn uống chậm. Nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.
Về thực phẩm, nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm, đừng quên nhóm dầu, mỡ. Thức ăn cần nấu nhừ. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu. Nói chung các thức ăn hàng ngày của trẻ trước tiêu chảy đều có thể dùng, nếu phù hợp lứa tuổi. Không kiêng ăn, không kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa. Thường thì bạn không cần phải đổi sữa, nhưng trong một số ít trường hợp có thể bác sĩ sẽ cho đổi một loại sữa đặc biệt, khi đó bạn hãy đổi sữa cho trẻ và hiếm khi trẻ phải dùng loại sữa này quá hai tuần.
Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù trẻ tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh. Bạn cũng nên ăn và uống thêm để “có sức” mà lo cho trẻ.
Cho trẻ tái khám
Cần tái khám để được theo dõi và xử trí kịp thời xử lý khi bệnh diễn tiến nặng.
Dấu hiệu khi cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Tiêu chảy thường sẽ giảm sau 5 – 12 ngày, trẻ bắt đầu chơi, đòi ăn trở lại và đây là thời điểm bạn phải cho trẻ ăn bổ sung mỗi ngày một bữa trong ít nhất hai tuần để phục hồi lại sức khỏe.
Một số ít trẻ bị tiêu chảy có biểu hiện phức tạp, do đó thầy thuốc sẽ dặn khi nào tái khám để phát hiện những diễn biến không thuận lợi để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế xử trí kịp thời.
Các dấu hiệu như:
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
- Trẻ mệt, bệnh nhiều hơn
- Trẻ rất khát nước
- Trẻ ói liên tục
- Trẻ sốt
- Trẻ tiêu phân có máu
- Trẻ li bì, khó đánh thức
- Trẻ có co giật