Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật muôn đời của con người. Tuy nhiên, để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ đòi hỏi mỗi người phải biết chăm sóc bản thân và tuân thủ những mốc thời gian cần khám bệnh, đặc biệt ở phái nữ phải trải qua quá trình sinh nở, làm mẹ…
Mục lục
- 1 Những thời điểm quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ
- 2 Những mốc thời gian quan trọng cần kiểm tra sức khỏe
- 2.1 12-18 tuổi tiêm Vắcxin HPV để ngăn ngừa ung thư tử cung
- 2.2 18-24 tuổi kiểm tra phết tế bào cổ tử giúp phát hiện sớm các bệnh đường tình dục
- 2.3 25-39 tuổi kiểm tra những thay đổi ở vú để phát hiện u cục hoặc những điểm bất thường
- 2.4 40-60 tuổi kiểm tra huyết áp, mỡ trong máu, thường xuyên kiểm tra vú
- 2.5 Tuổi từ 40 đến 60 cần kiểm tra huyết áp, mỡ trong máu, kiểm tra vú…
- 2.6 60 tuổi trở lên khám mắt định kỳ, đề phòng đục thủy tinh thể, tầm soát loãng xương
Những thời điểm quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ
Thời kì dậy thì: Tuổi dậy thì ở nữ giới thường bắt đầu từ khoảng 13 tuổi. Ở giai đoạn này, cơ thể các bạn nữ đã phát triển gần hoàn thiện cùng với sự phát triển của vú, các cơ quan sinh sản phát triển nhanh chóng. Âm đạo rộng ra, thành tử cung dày hơn để sẵn sàng cho việc mang thai sau này. Đặc biệt là xuất hiện kinh nguyệt.
Mang thai là thời điểm cực kỳ quan trọng của phụ nữ
Thời kì mang thai: Thời kì mang thai có sự thay đổi lớn trong tâm sinh lí của người phụ nữ. Đây là thời điểm nhiều thay đổi nhất ở “vùng kín”. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng, em bé chào đời và thiếu nữ giờ đã trở thành người mẹ.
Thời kì mãn kinh: Thời kì tiền mãn kinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn ở mỗi chị em. Điểm nổi bật là nồng độ estrogen giảm, các tế bào biểu mô âm đạo cũng dần bị teo mỏng, sự tiết dịch âm đạo giảm kèm theo các cơn bốc hỏa về đêm, thường xuyên mất ngủ, tê bì chân tay, thay đổi tính tình, hay cau gắt, béo phì và loãng xương… đặc biệt là giảm cảm giác, tăng nguy cơ tổn thương khi quan hệ tình dục, lâu dần làm suy giảm và mất ham muốn tình dục…
Những mốc thời gian quan trọng cần kiểm tra sức khỏe
12-18 tuổi tiêm Vắcxin HPV để ngăn ngừa ung thư tử cung
Ở tuổi 12, bé gái bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và thường xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở tuổi 13. Vì vậy, nếu trẻ không có dấu hiệu dậy thì như ngực chưa bắt đầu nhô lên khi 13 tuổi hoặc chưa có kinh nguyệt ở tuổi 15, phụ huynh cần đưa trẻ đi kiểm tra nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ dưới 35 tuổi nên ngoài những lịch trình tiêm chủng như thường lệ, văcxin HPV được khuyến khích tiêm ngừa ở bé gái từ 12 tuổi, trước khi sinh hoạt tình dục. Văcxin này giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục.
18-24 tuổi kiểm tra phết tế bào cổ tử giúp phát hiện sớm các bệnh đường tình dục
Lứa tuổi này hoạt động tình dục đang ở mức độ mạnh mẽ. Vì vậy, cần kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh Chlamydia rất phổ biến ở độ tuổi 18-24.
Bệnh chlamydia có thể được kiểm tra bằng miếng gạc âm đạo và điều trị bằng thuốc kháng sinh.
25-39 tuổi kiểm tra những thay đổi ở vú để phát hiện u cục hoặc những điểm bất thường
Lứa tuổi này cần đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi của bộ ngực. Nguyên nhân do ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi từ 25-39. Để bảo vệ sức khỏe, cách tốt nhất là biết tự kiểm tra để phát hiện những thay đổi bất thường ở núm vú, cục u…
Ngoài ra, cần kiểm tra phết tế bào cổ tử cung 3 năm một lần cho đến năm 49 tuổi. Sau đó nên duy trì định kỳ mỗi 5 năm, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp tầm soát và phát hiện sớm những bất thường có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Khoảng thời gian 25-39trong độ tuổi sinh nở, vì vậy cần tư vấn, kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi sinh em bé. Đặc biệt nếu có các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường thì phải điều trị triệt để vì căn bệnh này gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
40-60 tuổi kiểm tra huyết áp, mỡ trong máu, thường xuyên kiểm tra vú
Đây là thời gian cần tiến hành các kiểm tra sức khỏe thường xuyên như huyết áp, lượng đường trong máu, sức khỏe của xương và cholesterol (mỡ trong máu).
Tuổi từ 40 đến 60 cần kiểm tra huyết áp, mỡ trong máu, kiểm tra vú…
Từ tuổi 50, nguy cơ ung thư vú tăng lên theo tuổi. Vì vậy. cầm kiểm tra nhũ ảnh mỗi 3 năm một lần. Phát hiện sớm ung thư vú có tính chất quyết định đến việc điều trịsau này.
60 tuổi trở lên khám mắt định kỳ, đề phòng đục thủy tinh thể, tầm soát loãng xương
Ở lứa tuổi 60, cần duy trì lối sống lành mạnh và không thể bỏ qua việc khám mắt để kiểm tra áp lực mắt, tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa kịp thời.Ngoài ra cần theo dõi sức khỏe đường ruột, xét nghiệm phân 2 năm một lần.
Bên cạnh đó cần theo dõi sức khỏe của xương, tầm soát loãng xương theo chỉ định của bác sĩ và không quên luyện tập thể thao đều đặn.
Benh.vn