Các bậc cha mẹ đôi khi vẫn nghĩ rằng trong nhà là nơi an toàn nhất cho trẻ nhưng thực tế có những vật dụng, đồ đạc, vị trí quen thuộc mà nếu chúng ta không để ý tới lại chính là mối nguy hiểm cho trẻ. Vậy những nguy hiểm ấy là gì, biện pháp phòng tránh ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Mục lục
Đồ chơi, hoa quả, bánh kẹo
Theo thống kê, tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, có đến 90% các ca dị vật đường thở mà bệnh nhân là trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 4 tuổi. Các dị vật mà bác sĩ thường thấy đó là đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Những vật này nếu bị đưa vào sâu và không xử lý kịp thời có thể gây nguy hại tới tính mạng của trẻ.
Biện pháp phòng tránh
– Không cho trẻ cầm và tự ăn những loại hoa quả có hạt trơn, kẹo cứng vì trẻ dễ cho hết vào miệng gây hóc.
– Không cho trẻ chơi các đồ vật như nắp chai, các mảnh lắp ghép hoặc đồ chơi có các hạt bi nhỏ dễ rơi ra ngoài.
Các thiết bị điện
Trẻ nhỏ thường rất thích nghịch các thiết bị điện và thậm chí chúng còn thò ngón tay vào trong ổ điện, điều này vô cùng nguy hiểm.
Trẻ nhỏ thường rất thích nghịch các thiết bị điện và thậm chí chúng còn thò ngón tay vào trong ổ điện.
Biện pháp phòng tránh
– Sử dụng thiết bị che các ổ cắm điện bằng nhựa hoặc dán băng dính che các lỗ cắm điện trong nhà.
– Tuyệt đối không để các vật kim loại như thanh sắt, tuốc-nơ-vít,…trong tầm với của trẻ và gần khu vực ổ cắm điện.
– Các thiết bị điện như bàn là, máy sấy…sau khi sử dụng xong phải buộc gọn dây điện. Tuyệt đối không để bàn là còn nóng gần nơi trẻ có thể với tới.
Nước
Nước chảy ra nhà có thể khiến trẻ trượt ngã gây chấn thương nguy hiểm thậm chí tử vong. Nước sôi có thể gây bỏng nặng ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của trẻ.
Biện pháp phòng tránh
– Luôn theo sát khi trẻ đi vệ sinh, tắm rửa vì nước xà phòng chay ra nền phòng tắm rất trơn có thể khiến trẻ trượt ngã.
– Kiểm tra nước tắm cho trẻ cẩn thận, không để trẻ tự ý vặn vòi sen, gây bỏng.
– Nếu sàn nhà ướt hãy lau khô lập tức.
Kiểm tra nước tắm cho trẻ cẩn thận, không để trẻ tự ý vặn vòi sen, gây bỏng.
Chai lọ hóa chất
Chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm, nước hoa…là những hóa chất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại là mối nguy hiểm cho trẻ nếu như chúng có thể lấy được và nghịch.
Biện pháp phòng tránh
– Các loại hóa chất phải được đựng trong chai lọ kín, để nơi phù hợp tránh xa tầm với của trẻ.
– Trên các chai đựng hóa chất phải có tem nhãn rõ ràng để mọi người đều có thể nhận biết.
– Tuyệt đối không giữ các loại hóa chất có thể gây cháy nổ trong nhà.
Cạnh bàn, ghế
Cạnh bàn, ghế thường rất nhọn vô cùng nguy hiểm vì trẻ hay leo trèo, nghich ngợm. Nếu cộc đầu hoặc miệng, nguy hiểm hơn là mắt vào các cạnh này sẽ gây ra các hậu quả khôn lường.
Biện pháp phòng tránh
Trang bị các loại mút bọc cạnh bàn, cạnh ghế của tất cả bàn ghế trong nhà để nếu trẻ chẳng may va đập phải thương tích để lại cũng sẽ không lớn.
Trang bị các loại mút bọc cạnh bàn, cạnh ghế của tất cả bàn ghế trong nhà.
Các cánh cửa, ngăn kéo
Trẻ thường rất thích chơi trò đóng mở cửa hoặc ngăn kéo liên tục nhưng điều này rất nguy hiểm, nó có thể khiến trẻ bị kẹp tay gây chấn thương, nặng hơn là gãy xương, mất ngón tay.
Biện pháp phòng tránh
– Sử dụng chốt cài cửa, các vật chặn cửa để trẻ không bị kẹp tay và ngăn cửa không tự sập khi có gió.
– Nếu có cửa cuốn tự động bạn nên giám sát cho đến khi cửa hạ xong.
– Dán băng dính vào các ngăn kéo tủ đề phòng trẻ mở ra đóng lại liên tục gây kẹp tay.
Thuốc
Trẻ rất thích những thứ có nhiều màu sắc và chúng sẽ tưởng nhầm thuốc là kẹo và bỏ vào miệng, điều này vô cùng nguy hiểm nếu như các bậc phụ huynh không phát hiện kịp thời.
Biện pháp phòng tránh
– Nên có tủ hoặc hộp đựng thuốc cất ở một nơi riêng trẻ không thể tự lấy.
– Phân biệt rõ và để riêng thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ
Trẻ rất thích những thứ có nhiều màu sắc và chúng sẽ tưởng nhầm thuốc là kẹo và bỏ vào miệng.
Cây cảnh
Một số loại cây cảnh chúng ta hay để trong nhà để làm đẹp có chứa độc tố nhưng không phải bậc cha mẹ nào cùng biết để đề phòng. Nếu trẻ ngắt lá của những loại cây đó cho vào miệng có thể gây loét niêm mạc, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, hoặc nặng hơn là tử vong. Những viên đá hay sỏi nhỏ được rải xung quanh chậu cây cảnh cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu nuốt vào.
Biện pháp phòng tránh
– Trước khi định trồng một loại cây cảnh nào ở nhà bạn nên tìm hiểu thật kỹ về chúng, nếu là cây có độc không nên để trong nhà.
– Không nên đặt đá, sỏi nhỏ rải trong chậu cảnh, nên để cây cảnh xa tầm tay của bé.
Khu vực bếp và các đồ gia dụng
Có rất nhiều nguy hiểm cho trẻ tiềm ẩn trong căn bếp nhà bạn. Trẻ có thể bị ngã khi leo trèo lên tủ đựng bát đĩa đứt tay, chảy máu khi nghịch dao.
Biện pháp phòng tránh
– Để bếp nấu cao, xa tầm với của trẻ.
– Không bao giờ để cán tay cầm của nồi, chảo đang nóng ra phía ngoài nơi mà trẻ có thể với và kéo đổ.
– Không để chung dao kéo với bát đĩa mà treo trên cao, cách xa tầm với của trẻ.
– Không cho trẻ chơi cạnh bạn trong khi đang nấu ăn.
– Luôn khóa van bình gas sau khi nấu ăn xong.
Cửa sổ không có chấn song hoặc ban công ở những căn hộ chung cư, nhà cao tầng là nơi cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ.
Khu vực cửa sổ, ban công
Cửa sổ không có chấn song hoặc ban công ở những căn hộ chung cư, nhà cao tầng là nơi cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ vì bản tính trẻ rất thích leo trèo, khám phá. Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng khi cha mẹ không để ý, các bé chơi ở gần ban công, cửa sổ, trèo lên và rơi xuống gây tử vong.
Biện pháp phòng tránh
– Làm khung, rào chắn bảo vệ chắc chắn, kiên cố cho tất cả cửa sổ, ban công trong nhà.
– Đóng chặt cửa sổ, cửa ban công khi bạn bận làm việc nhà không thể trong coi trẻ.
– Tuyệt đối không cho trẻ lại gần cửa sổ, ban công một mình khi không có người giám sát bên cạnh.
Lời kết
Những vật dụng thông thường, những vị trí quen thuộc trong nhà nhiều khi lại chính là nguyên nhân gây nên các tai nạn đáng tiếc để lại hậu quả nặng nề cho trẻ. Vì vậy, các gia đình có con nhỏ nên lưu ý những điều trong bài viết để có thể bảo vệ và chăm sóc con một cách tốt nhất.
Benh.vn