Tụt huyết áp ảnh hưởng đến một lượng lớn dân số thế giới, song đa số chúng ta ít để ý và thường bỏ qua. Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp. Vậy, những nguyên nhân đó là gì? Cách khắc phục ra sao? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.
Mục lục
- 1 Huyết áp là gì
- 2 Huyết áp bình thường là bao nhiêu
- 3 Khi nào thì chẩn đoán là hạ huyết áp
- 4 Triệu chứng khi bị hạ huyết áp
- 5 Các nguyên nhân gây hạ huyết áp
- 6 Cách phòng ngừa huyết áp thấp
- 6.1 1. Uống nhiều nước
- 6.2 2. Chế độ ăn uống lành mạnh
- 6.3 3. Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate
- 6.4 4. Uống trà hay cà phê đã tách chất caffeine
- 6.5 5. Ăn mặn hơn người bình thường
- 6.6 6. Tránh những thực phẩm hạ huyết áp
- 6.7 7. Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể
- 6.8 8. Tắm nước ấm có pha thêm muối ma-nhê
- 6.9 9. Tập thể dục
- 7 Lời kết
Huyết áp là gì
– Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch.
– Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch.
– Huyết áp bao gồm 2 thông số:
+ Số trên (huyết áp tâm thu): Là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp.
+ Số dưới (huyết áp tâm trương): Là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.
Mô hình huyết áp (Ảnh minh họa)
Huyết áp bình thường là bao nhiêu
Ở người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Khi nào thì chẩn đoán là hạ huyết áp
Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Triệu chứng khi bị hạ huyết áp
– Chóng mặt, hoa mắt.
– Mệt mỏi, lả.
– Khó tập trung, dễ nổi cáu và có cảm giác buồn nôn.
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
– Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
– Khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Các nguyên nhân gây hạ huyết áp
1. Mất nước
Nguyên nhân mất nước:
– Do nôn ói.
– Do tiêu chảy.
– Do tập luyện quá sức ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt…
Đề phòng:
– Bổ sung đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít /ngày/người.
– Không tập thể thao quá sức.
– Bổ sung oresol khi bị tiêu chảy…
2. Mất máu
Nguyên nhân:
– Do phẫu thuật.
– Do tai nạn….
Cách đề phòng:
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật.
– Cẩn thận trong các sinh hoạt hàng ngày đề phòng tai nạn: đứt tay, ngã xe…
3. Viêm nội tạng
Nguyên nhân:
– Khi cơ thể bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm xung quanh nội tạng và các khu vực lân cận rồi rút máu, làm mạch máu thiếu hụt một lượng lớn.
Cách đề phòng:
– Tránh các tác nhân gây viêm nhiễm cho cơ thể như: viêm họng, mũi, phế quản..
– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
4. Cơ tim yếu
Nguyên nhân:
– Cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp trở ngại trong việc bơm máu, làm giảm lượng máu được bơm.
– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần hay một số cơ tim bị nhiễm trùng do virus.
Cơ tim yếu làm cho tim gặp trở ngại trong việc bơm máu (Ảnh minh họa)
Cách đề phòng:
– Phòng tránh các nguy cơ nhiễm trùng cơ tim do virus.
– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không ăn mặn, không stress…để có một trái tim khỏe mạnh.
5. Nghẽn tim
Nguyên nhân:
– Do nhồi máu cơ tim.
– Do chứng xơ vữa động mạch.
Khi đó, các mô đặc biệt giúp dẫn truyền dòng điện trong tim bị tổn hại, gây cản trở một vài hay tất cả các tín hiệu điện đi đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, ảnh hưởng đến huyết áp.
Cách đề phòng:
– Phòng tránh các nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, các nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không hút thuốc lá, uống rượu bia…để có một trái tim khỏe mạnh.
6. Phụ nữ mang thai
Nguyên nhân:
– Phụ nữ mang thai phải một lúc nuôi 2 cơ thể: thai nhi và bà mẹ vì vậy dẫn đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thiếu máu…
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tụt huyết áp (Ảnh minh họa)
Cách đề phòng:
– Bổ sung chế độ ăn đầy đủ rau xanh và dưỡng chất.
– Bổ sung các loại vitamin cho cơ thể như: vitamin B12, tổng hợp các loại vitamin…
7. Thiếu hụt dinh dưỡng
Nguyên nhân
– Ăn uống kiêng khem, không ăn đa dạng các loại thức ăn dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất chất cần thiết cho cơ thể.
– Việc thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng có thể gây ra các biến chứng, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.
Cách đề phòng:
Nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên quá kiêng khem để bảo vệ sức khỏe, tránh hạ huyết áp.
Cách phòng ngừa huyết áp thấp
1. Uống nhiều nước
+ Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Mỗi người cần đàm bảo uống đủ từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
+ Hạn chế những đồ uống có chứa chất cồn như: rượu, bia…vì cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
+ Cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cơ thể cần như: gạo thô, thịt gà, thịt nạc, cá….
+ Các loại rau xanh: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây…
3. Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate
+ Chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
+ Hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như: khoai tây, gạo, cháo, bánh mì…
4. Uống trà hay cà phê đã tách chất caffeine
+ Uống trà, cà phê là cách giúp tăng huyết áp tạm thời.
+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp chất caffeine gây ra nhiều rắc rối khác nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định lượng caffeine có thể nạp vào cơ thể.
5. Ăn mặn hơn người bình thường
+ Những người được chẩn đoán mắc chứng huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống của họ.
+ Tuy nhiên, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức vì nếu ăn nhiều muối sẽ không tốt cho tim.
6. Tránh những thực phẩm hạ huyết áp
– Cà rốt.
– Cà chua, cà tím.
– Táo mèo.
– Hành tây, rau cải cúc, rau rút.
– Nấm hương, mộc nhĩ…
7. Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể
+ Khi đứng dậy, cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng.
+ Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng.
+ Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực.
Lưu ý:
Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
8. Tắm nước ấm có pha thêm muối ma-nhê
+ Tắm bằng nước ấm có pha thêm muối ma-nhê giúp điều trị huyết áp thấp.
+ Nước nóng giúp cơ thể thư giãn.
9. Tập thể dục
+ Tập thể dục giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thường xuyên.
+ Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường sự rẻo dai của cơ thể, nâng cao thể lực, phòng tránh tụt huyết áp.
Lời kết
Huyết áp thấp ở mức độ nhẹ không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thấy người mỏi mệt, thở gấp, hụt hơi, người lạnh……tức là cơ thể có hiện tượng tụt huyết áp. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim và một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết…
Vì vậy, để đề phòng tụt huyết áp cần đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý kết hợp với tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Benh.vn