Người Việt Nam có chiều cao, cân nặng tương đối “khiêm tốn” so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trẻ em Việt Nam sinh sống tại các nước châu Âu lại đạt chiều cao tương đương với trẻ em nước sở tại. Điều này chứng tỏ trẻ em ở Việt Nam chưa phát triển hết tiềm năng về chiều cao của mình.
Mục lục
Vậy phải làm thế nào để trẻ em Việt Nam phát triển chiều cao tối đa?
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chiều cao trung bình thấp hơn so với thế giới.
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới
- Chiều cao trung bình của nam giới đạt 1,757 m.
- Chiều cao trung bình của nữ giới đạt 1,655 m.
Chiều cao trung bình của người Việt Nam
- Chiều cao trung bình của nam giới đạt 1,637m thấp hơn 13,1cm so với chuẩn.
- Chiều cao trung bình của nữ là 1,53m thấp hơn 10,7cm so với chuẩn.
Chiều cao của người Việt thấp hơn so với chuẩn quốc tế (Ảnh minh họa)
Thống kê sự phát triển chiều cao của người Việt Nam
- Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao trung bình nam thanh niên từ 22-26 tuổi ở nước ta là 1,642m, nữ giới là 1,534m.
- So với các nước châu Á, chiều cao người Việt Nam hiện đang là thấp nhất.
Thấp còi dẫn đến hậu quả gì
- Nguy cơ cao mắc bệnh mạn tính không lây.
- Tâm lý thiếu tự tin.
- Năng lực học tập, lao động thấp hơn các bạn cùng trang lứa.
- Sức lao động kém, ảnh hưởng tới năng suất lao động..
- Cản đà phát triển của toàn xã hội…
Vì sao người Việt thấp còi
Người Việt thấp còi hơn so với trung bình của thế giới do nhiều nguyên nhân, từ vấn đề nguồn gen, tới chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động.
1. Thiếu dinh dưỡng khiến trẻ việt nam thấp còi
- Một trong các nguyên nhân quan trọng của tình trạng trẻ em thấp còi, yếu thể lực là do chế độ ăn không đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc chất lượng quá kém, trong đó có bữa ăn gia đình và tại trường học.
- Trẻ thiếu dinh dưỡng tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên…
Phương pháp khắc phục
- Bổ sung đẩy đủ các nhóm dinh dưỡng trong thực phẩm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, gan…
- Bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất trong: các loại rau, hoa quả, sữa tươi…
2. Thiếu canxi làm hạn chế chiều cao
Đối với khẩu phần canxi (chất khoáng tạo xương phát triển chiều cao của trẻ) trung bình một trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 14 lít/người/năm, đáp ứng được khoảng 49% nhu cầu. Đây là nguyên nhân khiến người Việt thấp hơn các quốc gia khác. Con số này tại Thái Lan là 23 lít, Trung Quốc là 25 lít.
Phương pháp khắc phục: Bổ sung canxi bằng cách cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học uống nhiều sữa (nguồn thức ăn bổ sung giàu đạm và đặc biệt là canxi) cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
3. Thiếu vận động làm gia tăng tỷ lệ thấp còi
Do thiếu vận động nên tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.
Phương pháp khắc phục: Cho trẻ vận động bằng các trò chơi, bài tập đơn giản để tạo thói quen từ lứa tuổi mầm non.
Các yếu tố giúp trẻ phát triển chiều cao
Chiều cao cơ thể được quyết định bởi yếu tố di truyền, dinh dưỡng, thể trạng, môi trường sống… Trong đó, không thể bỏ qua yếu tố nào.
Tổng quan về chiều cao cơ thể
Chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Dinh dưỡng (32%).
- Di truyền (23%).
- Rèn luyện thể lực (20%).
- Môi trường sống: ánh nắng, giấc ngủ, bệnh tật…
Phương pháp chung giúp tăng trưởng chiều cao
- Cha mẹ cần chăm sóc trẻ từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến hết tuổi dậy thì.
- Đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tiêm phòng đầy đủ…
1. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được nuôi dưỡng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Ăn đủ số lượng
- Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa chính vào sáng, trưa, tối.
- Bổ sung từ 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân và chiều cao đều đặn.
Ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất
Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất (Ảnh minh họa)
- Đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
- Lưu ý cho trẻ ăn phong phú các chủng loại thực phẩm.
Tránh để biếng ăn kéo dài
- Trẻ biếng ăn trong thời gian dài ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và tác động xấu đến trí tuệ, sức đề kháng, chỉ số cảm xúc…
- Sử dụng các biện pháp để chấm dứt tình trạng biếng ăn bằng cách bổ sung sản phẩm đặc chế hỗ trợ kích thích trẻ ăn ngon miệng tự nhiên và giúp trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.
Cho trẻ uống đủ sữa
- Sữa là nguồn thức ăn bổ sung giàu đạm và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, một số vitamin cần thiết có thể hỗ trợ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học giảm suy dinh dưỡng.
- Đảm bảo tỉ lệ sử dụng sữa trên đầu người tại Việt Nam bằng các nước khu vực và trên thế giới từ 23 đến 25 lít/người/năm.
2. Thói quen tốt giúp trẻ phát triển chiều cao
Thói quen tốt là chìa khóa giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao của cơ thể bên cạnh yếu tố gen di truyền và chế độ dinh dưỡng.
Rèn luyện thể lực
Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.
Phương pháp
- Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục hằng ngày với những bài tập vừa sức, phù hợp với độ tuổi như: chạy, đi bộ, chơi các môn bóng, phụ giúp cha mẹ làm công việc nhà…
- Đảm bảo giấc ngủ ngon
- Ngủ giúp cơ thể trẻ tiết hormone tăng trưởng, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện.
Trẻ ngủ đủ giấc giúp phát triển thể chất toàn diện (Ảnh minh họa)
Phương pháp: Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ trên 8 giờ một ngày, ngủ đủ giấc vào buổi tối và buổi trưa.
Lưu ý:
Không được để trẻ thức khuya vì sẽ làm cho các hormone tăng trưởng không tiết ra nhiều, từ đó làm chậm tăng trưởng chiều cao của trẻ.
3. Các bài tập làm phát triển chiều cao
Chiều cao của mỗi người có thể được cải thiện thông qua một số bài tập có tác dụng tăng cường cơ bắp cũng như tạo hormone tăng trưởng.
Sử dụng các bài tập
- Duỗi tay chân: có thể giúp phát triển chiều cao (tập ít nhất 15 phút/ngày)
- Bơi lội: đem lại kết quả đáng chú ý đối với tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bơi ếch (vận động cả chân và tay). Cần đảm bảo bơi ít nhất 5 giờ/tuần.
- Bóng rổ: giúp tăng chiều cao bằng cách tăng cung cấp máu trong hoạt động nhảy.
Đạp xe đạp giúp phát triển thể chất và tăng sức bền cho cơ thể (Ảnh minh họa)
- Đá chân: là bài tập tăng chiều cao tốt (được sử dụng rất nhiều trong các môn võ thuật)
- Đi xe đạp: đạp xe có tác động lớn đến cơ thể giúp phát triển thể chất và tăng sức bền.
Ý kiến của chuyên gia
TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
“Giai đoạn tuổi học đường rất quan trọng, vì đây là thời điểm trẻ tăng nhanh về thể lực, phát triển giới tính và hình thành nhân cách.
Giai đoạn học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi là giai đoạn có tốc độ phát triển chậm hơn nhưng lại tích lũy các chất dinh dưỡng cho phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này.
Chưa có số liệu điều tra mang tính toàn quốc về dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi học đường, tuy nhiên nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và nghiên cứu của trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho thấy: Vấn đề dinh dưỡng học đường chưa được quan tâm nhiều, chiều cao, cân nặng của trẻ em Việt Nam lứa tuổi học đường luôn thấp hơn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới”.
PGS tiến sĩ Lê Bạch Mai
“Canxi có trong sữa và các chế phẩm của sữa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ trung bình này chỉ là 0,8 vì nguồn canxi trong bữa ăn hằng ngày của trẻ chủ yếu từ đậu, rau, củ, thức ăn thực vật…
Điều này lý giải phần nào tình trạng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam bị thấp, còi”
Lời kết
Chiều cao trung bình của người Việt Nam so với chuẩn và chiều cao trung bình trên thế giới thấp hơn rất nhiều. Đặc biệt, so với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tầm vóc của thanh niên Việt Nam cũng kém hơn.
Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng, do thiếu vận động nên tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt được xếp vào mức rất kém so với chuẩn quốc tế.
Vì vậy, để phát triển tốt thể lực người Việt Nam, không để ảnh hưởng tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước, ngoài việc tăng cường chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho trẻ em tại gia đình còn cần sự phối hợp của toàn thể xã hội.