Amidan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe cơ thể và đôi khi cần phải cắt amidan. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo cần cắt amidan ?
Mục lục
Theo quy luật tự nhiên, mỗi bộ phận trong cơ thể con người đều đảm nhận một chức năng riêng trong một hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên nếu bộ phận nào đó bị “lỗi” không thể làm việc hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì cũng nên cân nhắc loại bỏ chúng.
Trong đó, amidan đảm nhận vị trí tiền tiêu bảo vệ cổ họng, nếu xuất hiện những triệu chứng viêm tấy mãn tính, ngưng thở lúc ngủ…thì cần được phẫu thuật cắt bỏ để tránh những biến chứng xấu.
Viêm amidan, tại sao thường gặp ?
Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em là đối tượng hay bị viêm amidan nhất. Viêm amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái hồi, viêm amiđan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan.
Amidan là nơi tiết ra tế bào lympho có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó amidan cũng sản xuất ra kháng thể IgG, IgA vô cùng quan trọng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Song với cấu trúc nhiều hốc và ngăn rỗng amidan lại là nơi trú ẩn tuyệt vời nếu có virut hay vi khuẩn xâm nhập vào được.
Viêm amidan để lâu ko điều trị thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm như hội chứng tinh hồng nhiệt, viêm khớp cấp, viêm cầu thận, áp xe quanh amidan.
Khi nào thì nên cắt amidan
Cắt amidan là phương pháp điều trị hữu hiệu được chỉ định nhằm loại bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch hoặc khi tình trạng viêm tái diễn thường xuyên gây ra nhiều nguy cơ hơn so với lợi ích của nó.
Viêm amidan sưng tấy mãn tính
Khi viêm amidan tự phát mỗi năm từ 5 đến 7 lần kèm sốt cao 39 đến 40 độ, đặc biệt khoảng cách thời gian giữa các lần viêm nhiễm ngắn. Khi đó, bác sỹ khuyên người bệnh nên cắt bỏ amidan để loại bỏ những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Amidan sưng to thường là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ngưng thở lúc ngủ gây tắc nghẽn đường thở.
Lời khuyên: Cắt bỏ amidan để bảo toàn tính mạng.
Áp xe quanh amidan
Vùng áp xe quanh amidan là tập hợp khối mủ bao quanh amidan cần được xử lý bằng kháng sinh và hút mủ.
Tuy nhiên vẫn có 15 % khả năng nhiễm trùng trở lại do đó nhiều bác sĩ khuyến cáo nên cắt bỏ amidan sớm hơn là chờ tới khi tái phát.
Khối u phát triển bất thường
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng ung thư amidan trên thế giới ngày càng tăng cao do sự phân tách của virus gây ú nhú ở người (human papilloma virus HPV).
Viêm nhiễm amidan tái đi tái lại dẫn tới ung thư vòm họng đặc biệt là phần gốc lưỡi và amidan.
Lời khuyên: Cần loại bỏ khối u nhanh nhất có thể.
Ngoài những triệu chứng trên, đối với một số người hôi miệng cũng do amidan vì tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh hình thành từng đám hạt nhỏ gây mùi khó chịu khiến hơi thở có mùi hôi.
Lời kết
Để phòng ngừa viêm amidan, bảo vệ sức khỏe và hơi thở thơm tho, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh, đặc biệt giữ ấm vùng mũi họng. Bên cạnh đó cần tránh môi trường ô nhiễm, không dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
Ngoài ra nên súc miệng bằng nước muối pha loãng, hạn chế hút thuốc lào, thuốc lá…để bảo vệ răng miệng và amidan.